游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:41:09
Mùa khai trường đúng vào mùa mưa,ăngcườngphngchốngdịchbệnhđầunămhọbảng xếp hạng giải ngoại hạng đức ẩm ướt tạo điều kiện hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết (SXH), tay - chân - miệng (TCM), cảm cúm, tiêu chảy,... có nguy cơ bùng phát cao. Đặc biệt, với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, sức đề kháng thường yếu càng khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn.
Phòng, chống dịch bệnh ở trường học cần được quan tâm ngay đầu năm học mới. Ảnh: HỒNG DIỄM
Hàng năm, bắt đầu năm học mới cũng là thời điểm nhiều dịch bệnh có nguy cơ gia tăng như SXH, TCM,... Ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai nhiều biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh. Đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên các trường được tuyên truyền thực hiện tốt hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học. Đặc biệt là trường mầm non và tiểu học. Trước ngày trẻ mầm non đến lớp, các đơn vị trường học đã huy động cán bộ, giáo viên lau, rửa đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, lớp học. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học nội trú và bán trú được đặc biệt quan tâm.
Thành phố Vị Thanh có 10 trường mầm non công lập và 22 điểm giữ trẻ tư thục, 14 trường tiểu học. Trước năm học mới, ngành giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên về an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống tai nạn, thương tích và các bệnh truyền nhiễm, tổ chức khám sức khỏe cho các giáo viên phụ trách nấu ăn,... Nhằm chủ động chăm sóc tốt hơn sức khỏe của học sinh.
Hiệu trưởng Trường Sen Hồng Dương Thị Bé Thơ (phường III, thành phố Vị Thanh) cho biết: Theo kế hoạch đầu năm học, nhà trường sẽ tổ chức xịt muỗi, tổng vệ sinh khuôn viên trường, lau rửa dụng cụ học tập của các cháu bằng chất khử khuẩn. Lồng ghép tuyên truyền ý thức phòng, chống dịch bệnh trong khi họp phụ huynh để tăng cường hợp tác với nhà trường trong phòng, chống dịch bệnh cho các cháu”.
Theo BSCKI. Võ Hoàng Hận, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, cho biết: “Nguyên nhân chính khiến trẻ dễ mắc bệnh khi bắt đầu năm học mới là đúng vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nhiều loài vi khuẩn gây bệnh phát triển. Và một số nguyên nhân khác như: Thay đổi sinh hoạt từ nhà sang trường học khiến trẻ mê chơi đùa ăn ít, cùng với sự thay đổi tâm lý dễ khiến trẻ mệt mỏi, sức đề kháng sẽ kém hơn. Đặc biệt, vào thời điểm đi học, số lượng trẻ đông, nếu có trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm dễ lây như SXH, TCM thì sẽ là điều kiện tốt để bệnh lây lan và bùng phát thành dịch”.
Bệnh SXH là bệnh do muỗi truyền và có thể lây lan thành dịch lớn, dễ dẫn đến tử vong. Bệnh thường có số mắc cao vào tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 14 ngày, trung bình từ 5 đến 7 ngày. Bệnh có các triệu chứng như: sốt cao, nhức đầu, nhức hai hố mắt, xuất huyết trên da, răng, lợi,... Để phòng chống bệnh này, giáo viên và phụ huynh học sinh cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy tại các hộ gia đình. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra để phát hiện, xử lý ngay các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh trong trường học. Diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa. Hàng tuần thực hiện tốt vệ sinh trường học, thu gom, loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, không để vật chứa đựng đọng nước mưa.
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút đường ruột gây ra, dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa do tiếp xúc, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Để phòng chống bệnh này, nhà trường và phụ huynh phải hướng dẫn cho trẻ cần được hướng dẫn thói quen rửa tay đúng cách. Đối với các trường tổ chức bữa ăn tại trường phải: Đảm bảo ăn chín, uống chín, đủ chất dinh dưỡng, vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là tráng nước sôi, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, không cho trẻ ăn bốc, không dùng chung khăn, ly, chén, muỗng,... Tại trường, khi thấy trẻ có biểu hiện như sốt, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông thì phải báo ngay cho phụ huynh, nhân viên y tế trường học và cơ sở y tế địa phương để xử lý kịp thời. Phụ huynh có con bị bệnh TCM cần cho trẻ nghỉ ít nhất 10 ngày để tránh lây lan cho người khác.
Bên cạnh, trong giai đoạn này các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới sức khỏe của con em mình, nhất là thời điểm năm học mới gần kề, cần chú ý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, trò chuyện và chia sẻ để trẻ ổn định tâm lý, sẵn sàng bước vào năm học mới, bên cạnh đó cũng nên khuyến khích trẻ tăng cường vận động, chơi thể thao,... để tăng cường sức đề kháng, sẵn sàng bước vào năm học mới.
BÁ PHÁT
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接