【sanfrecce hiroshima vs】Chông gai đàm phán thương mại Mỹ

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:09:00 评论数:

chong gai dam phan thuong mai my trung

Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại Bắc Kinh.

Trước đó,ônggaiđàmphánthươngmạiMỹsanfrecce hiroshima vs những nỗ lực nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại diễn ra tại Washington đã đạt được một số kết quả tích cực. Ngay từ cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump, diễn ra 3 ngày sau vòng tham vấn đầu tiên kết thúc, các nhà lãnh đạo Mỹ - Trung tuyên bố hai nước cần nỗ lực tìm cách giải quyết thỏa đáng các tranh cãi thương mại. Cụ thể, ông chủ Nhà Trắng khẳng định cam kết đảm bảo mối quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ với Trung Quốc "công bằng và có lợi cho các công nhân cũng như doanh nghiệp Mỹ" trong khi Chủ tịch Tập nhấn mạnh Trung Quốc và Mỹ cần duy trì liên lạc nhằm nỗ lực tìm ra một biện pháp giải quyết thỏa đáng vấn đề thương mại giữa hai nước và đạt được những kết quả đôi bên cùng có lợi và cùng thắng.

Sau cuộc điện đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump, việc ông Lưu Hạc thăm Mỹ (từ 15-19/5) với tư cách là "đặc phái viên của Chủ tịch nước", cho thấy tầm quan trọng của cuộc đàm phán lần này cũng như thái độ tích cực của phía Bắc Kinh. Việc đội ngũ phụ trách thương mại của Tổng thống Mỹ với đại diện là Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trải qua một tuần lễ gấp rút để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận về hàng loạt vấn đề nhạy cảm có giá trị thương mại hàng trăm tỷ USD trong bối cảnh các thời hạn chót đang đến gần, đã được đánh giá cao. Giới phân tích thậm chí còn dự đoán ngoài một kết quả tích cực, mang tính xây dựng, hai bên còn có thể đạt được nhiều đồng thuận hơn nữa.

Cùng với những diễn biến tích cực này, Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross bất ngờ tuyên bố cân nhắc "các giải pháp thay thế" đối với những biện pháp trừng phạt mà Washington đã áp đặt đối với Hãng sản xuất thiết bị viễn thông (ZTE) của Trung Quốc, buộc hãng này ngừng hoạt động và đứng trước nguy cơ phá sản. Cùng với đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn tuyên bố Washington và Bắc Kinh đang phối hợp để đưa ZTE nhanh chóng trở lại hoạt động kinh doanh. Dù chưa cụ thể, song lập trường của Mỹ trước thềm cuộc đàm phán thương mại cấp cao trên được phía Trung Quốc đánh giá cao, coi đây là thiện ý tích cực từ phía Chính phủ Mỹ. Không những thế, dư luận cho rằng động thái này giúp làm dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong bối cảnh nảy sinh lo ngại bùng phát một cuộc chiến tranh thương mại khi phía Mỹ đe dọa áp thuế nhập khẩu tới 150 tỷ USD đối với hàng hóa từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh cảnh báo đánh thuế 50 tỷ USD với hàng nhập Mỹ.

Mặc dù ghi nhận những nỗ lực từ cả hai phía trước thềm cuộc đàm phán diễn ra tại Washington, song giới phân tích cho rằng những khác biệt quá lớn về quan điểm có thể khiến hai bên không tận dụng được những cơ hội đang có. Về thương mại, cho đến nay, Mỹ và Trung Quốc cũng chưa đạt được nhất trí trong một loạt vấn đề mà hai bên đưa ra. Tổng thống Trump muốn Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại hàng năm với Mỹ ít nhất là 200 tỷ USD vào cuối năm 2020 và không có hành động trả đũa việc Washington áp thuế quan mới với hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc muốn Mỹ ngừng điều tra việc doanh nghiệp Trung Quốc mua lại những công nghệ "nhạy cảm" của Mỹ. Bộ trưởng Thương mại Mỹ thậm chí còn cho biết giới chức nước này đã lập một danh sách chi tiết yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại theo từng sản phẩm và số lượng. Trong khi Trung Quốc cũng khẳng định lập trường của nước này trong các cuộc đàm phán thương mại song phương với Mỹ là không thay đổi, theo đó Bắc Kinh phản đối chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương trong quan hệ thương mại. Theo Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế - Đại học Nhân dân Trung Quốc, hai bên khó có thể đạt được "bước đột phá" mang tính thực chất, nhiều khả năng chỉ có thể là "thỏa hiệp một phần" để giảm thiểu quy mô của cuộc xung đột thương mại Trung-Mỹ.

最近更新