【tỉ số trận đấu giữa】Lo ngại bệnh dại, số ca tiêm phòng tăng cao
');this.closest('table').remove();"> |
Nhiều trẻ đến tiêm vắc-xin phòng dại trong mùa hè |
Mùa tập trung nhiều ca bệnh
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), nhiều người xót xa trước cảnh một bé trai 16 tháng tuổi bị chó nhà cắn nhiều vết vào mặt.
Anh Nguyễn H.B., cha của bé ở phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy cho hay, vợ chồng anh làm công nhân nên để con ở nhà. Chó nuôi đã nhốt vào chuồng, nhưng do bé chơi nghịch, tự ý mở cửa chuồng nên bị chó tấn công. Nghe tiếng trẻ kêu khóc, bà nội ra can thiệp kịp thời song phía mặt phải của bé bị cắn, cào nhiều nơi, chảy nhiều máu, phải khâu tổng cộng 17 mũi. Nhìn gương mặt con mới 16 tháng tuổi sưng húp, chi chít vết thương, chị Nguyễn T. Ng., mẹ cháu không cầm được nước mắt.
Đây là một trong số các trường hợp bị chó tấn công để lại nhiều vết thương. Trước đó, chị Lê T.D., một Việt kiều về quê nghỉ hè, chị bị chó trong nhà cắn vào tay và chân khi cho nó ăn. Nghe chị D. thét lên đau đớn, em gái chị đến giải cứu cũng bị chó cắn. Do vết cắn nghiêm trọng, chị D. phải tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại. Kế hoạch nghỉ dưỡng và về nước của chị bị xáo trộn hoàn toàn, chị D. phải đổi vé, dời lại chuyến bay, đứa con đi theo cùng chấp nhận đi học trễ vì phải ở lại cùng mẹ điều trị.
Khoảng 2 tiếng đồng hồ buổi sáng, có 5 người đến CDC tiêm phòng bệnh dại vì bị súc vật cắn, trong đó có 2 trường hợp phải tiêm huyết thanh kháng dại. Em Mai Văn H.T., học sinh lớp 7 ở TP. Huế trên đường đạp xe đi chơi bị chó dại cắn ở chân. Ngay sau khi xử lý sơ cứu, T. được người nhà chở ngay đến CDC xử lý vết thương, tiêm huyết thanh và tiêm vắc-xin phòng dại. Người nhà của em than thở: “Vết cắn quá sâu, thấy bác sĩ làm thuốc cho cháu mà tui xót cả ruột. Nhà e ngại, không nuôi chó song nào ngờ cháu lại gặp nạn ngoài đường”.
Không chỉ người lớn, trẻ em, ngay cả cán bộ thú y không cẩn thận cũng bị chó cắn khi đi làm. Ông Nguyễn Đ.M. làm nghề thú y đến CDC tiêm phòng dại với 2 vết cắn ở chân trái. Trong đợt tiêm phòng chó cho các gia đình trên địa bàn, ông bị chó cắn. 35 năm làm nghề thú y, đây là lần tiêm phòng dại thứ ba. Ông kể: “Tui tiêm nhà nớ 5 con chó, tới con thứ 4 thì hai con chó con bay ra cắn vào chân. May mang quần dày nên vết thương không nghiêm trọng”.
Mùa hè, bình quân mỗi tuần, CDC tỉnh đón nhận 50-70 ca tiêm phòng dại. ThS.BS. Ngô Kim Nhã, Phó Trưởng phòng Phòng khám Đa khoa CDC cho hay: “Mùa hè nắng nóng là mùa chó có biểu hiện bất thường, nguy cơ tăng bệnh dại, số lượng người đến tiêm phòng bệnh dại mùa hè tăng cao. Đối với một số trường hợp bị nhiều vết cắn, vết cắn sâu, nhạy cảm, bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm thêm huyết thanh kháng dại cho bệnh nhân”.
Tỷ lệ tử vong do bệnh dại là 100%
Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW Huế) từng tiếp nhận một số ca bệnh dại đến điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của người bị bệnh dại thường là 100%.
Mới đây, khoa này tiếp nhận một bệnh nhân (BN) nam khoảng 30 tuổi, quê Quảng Trị. Cách ngày vào viện 1 tháng, anh này bị một con chó đi hoang cắn vào bàn tay trái, vết thương xây xát có máu. BN chỉ rửa vết thương bằng nước sạch, không băng bó, không tiêm phòng. Con chó sau đó bị dân làng đập chết. Tại BV đa khoa Quảng Trị, BN được chẩn đoán viêm não do dại và chuyển vào BVTW Huế.
Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, BN có biểu hiện hung tợn, bất an, sốt nhẹ, sợ uống nước, phải uống từng ngụm một vì sợ nghẹn và khó thở, sợ gió… Do hoàn cảnh BN ở vùng cao khó khăn, Khoa đã kêu gọi kinh phí hỗ trợ giúp bệnh nhân thuê xe về nhà. Vài ngày sau, bệnh nhân này đã tử vong.
ThS.BS. Đặng Hoài Thu, Khoa Bệnh nhiệt đới BVTW Huế đưa ra lời khuyên: “Sau khi bị súc vật cắn, cào xước da, nên rửa vết cắn/cào dưới vòi nước chảy, không tác động mạnh vào vùng cắn, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn (cồn, cồn i ốt...), ca rô vết thương và đến các cơ sở y tế sau khi phơi nhiễm. Không nên đánh chết mà nên theo dõi súc vật sau khi cắn. Không nên đặt ngọc, dùng các loại thuốc giấu dân gian”.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật có vú máu nóng lây sang người. Phần lớn trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm, vết cào của động vật mắc bệnh… Do đó, khi virus xâm nhập sâu vào não bộ, người bệnh sẽ có biểu hiện sợ ánh sáng, gió, tiếng động; tăng tiết nước bọt; hạ huyết áp; khó nuốt. Tỷ lệ tử vong do bệnh dại là 100%, do đó khi đã có biểu hiện bệnh dại, khoa chuyên môn điều trị hỗ trợ chứ không điều trị đặc hiệu, đồng thời tư vấn rõ cho người nhà bệnh nhân biết để chuẩn bị tâm lý.
Trong năm 2022, cả nước ghi nhận 70 ca tử vong, từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 20 ca tử vong vì bệnh dại. Nguy cơ bệnh dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người là rất cao. Giải pháp duy nhất điều trị dự phòng bệnh dại là tiêm chủng, đồng thời nắm rõ thông tin ủ bệnh dại ở chó, mèo... Thời gian ủ bệnh dại có thể từ 7 ngày đến nhiều tháng sau tùy thuộc vào loài, vị trí vết cắn. ThS.BS. Nguyễn Lê Tâm, Phó Giám đốc phụ trách CDC tỉnh cho hay, sau một thời gian gián đoạn nguồn cung ứng, hiện CDC đã có huyết thanh kháng dại phục vụ cho trường hợp khẩn cấp, cấp cứu.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Nốt ruồi trên bả vai biến dạng cảnh báo dấu hiệu ung thư da thể ác tính nhất
- ·Lý do sầu riêng tốt cho sức khỏe nhưng Singapore cấm ăn nơi công cộng
- ·Bộ Công Thương kiến nghị loạt giải pháp gỡ khó xuất khẩu nông sản
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Gạo Thái Lan, Ấn Độ “quay đầu”, giá gạo Việt bất ngờ đi lên
- ·Xung đột Mỹ
- ·USD suy yếu, giá vàng lao dốc
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Thêm 3 bệnh nhân nghi nhiễm độc botulinum, Việt Nam cạn thuốc giải
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Tương lai ngành tài chính – viễn thông trước “ngưỡng cửa” EVFTA
- ·Sửa quy định cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
- ·Nguy cơ dịch bệnh tay chân miệng tăng nhanh, TP.HCM ra văn bản khẩn
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Bỏng nặng vì gia đình nướng mực, thai phụ chuyển dạ khi cấp cứu
- ·Điều ân hận lớn nhất của những người cận kề cửa tử
- ·Ung thư gan nguy hiểm, mỗi năm có hơn 26.000 người Việt mắc phải
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” giảm lãi suất dự trữ bắt buộc