【santos laguna – toluca】Quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Cảnh báo trên được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi do Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông tổ chức tại TP.HCM ngày 11/9.
Thịt chế biến chín cũng lây nhiễm
Theếtliệtngănchặndịchtảlợnchâsantos laguna – tolucao thông tin của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018 đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo đã bị xâm nhiễm ASF, tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Cũng theo OIE, ngày 1/8/2018, ASF được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Chỉ sau 1 tháng phát hiện dich, đến ngày 10/9, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Nguy hiểm hơn, ASF tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan tịnh tiến dần về phía Nam, là các tỉnh gần với biên giới Việt Nam.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, nguy cơ ASF từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc tại các tỉnh phía Bắc và các thành phố khác có chăn nuôi lợn số lượng lớn là rất cao. Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả thịt lợn đã qua chế biến chín cũng có thể đưa vi rút ASF xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trên thực tế, Hàn Quốc đã thu giữ khoảng 150 kg thịt lợn đã qua chế biến chín do khách Trung Quốc đi máy bay sang Hàn Quốc mang theo. Xét nghiệm số thịt lợn này, cơ quan chức năng của Hàn Quốc đã phát hiện 2 mẫu trong 4kg thịt lợn đã qua chế biến chín dương tính với virus ASF. Các nước và các tổ chức như OIE và FAO đã cảnh báo, thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt đã qua chế biến chín là một trong những nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.
Chủ động phòng dịch
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng Dịch tễ, Cục Thú y cho biết, ASF là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vius gây ra. Bệnh gây thiệt hại nặng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Đặc biệt, virus gây ASF có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ rất khó để loại trừ tận gốc được mầm bệnh.
Theo ông Long, về bản chất, virus gây ASF không có tính chất tự làm lây lan, phát tán nhanh như một số mầm bệnh khác như lở mồm long móng, lợn tai xanh… ASF lây lan chủ yếu do có yếu tố của con người tác động như việc vận chuyển lợn và các sản phẩm bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu ASF. Vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính, ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào trong nước, tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học.
Cụ thể, cần tập trung ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức kiểm soát các phương tiện và khách du lịch Trung Quốc có thể mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt đã qua chế biến chín trong quá trình đi du lịch vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, hành khách đi trên các phương tiện giao thông, máy bay từ nước đang có ASF phải tiến hành khai báo và tiêu hủy các sản phẩm thịt lợn nếu như mang theo.
Ngày 10/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng xem xét, ban hành công điện về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn ASF xâm nhiễm vào Việt Nam. Dự kiến, ngày 14/9 tới, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh vụ Thu Đông và ngăn chặn ASF xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành có liên quan về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm ASF vào Việt Nam. Cùng với đó, Cục Thú y cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn kỹ thuật nhằm chủ động ngăn chặn dịch.
Ông Anan Lertwilai, Trung tâm Chẩn đoán và Cố vấn thú y Công ty chăn nuôi CP Việt Nam: Dịch ASF ảnh hưởng nặng nề tới thương mại quốc tế Theo khuyến cáo của OIE, nếu xảy ra dịch ASF thì lợn bệnh phải tiêu hủy, lợn trong khu vực có bán kính 3 km sẽ bị cấm vận chuyển, buốn bán. Dẫn đến một lượng lợn lớn tồn ở các trại, nguy cơ buôn bán lợn lậu sẽ tăng lên làm cho dịch bệnh càng khó được kiểm soát. Dịch bệnh lây lan sẽ gây mất cân bằng về giá heo giữa vùng có và không có dịch. Theo thông tin từ Chanel News Asia, trong tháng 8, giá heo ở tỉnh Liêu Ninh chỉ là 12,02 NDT/kg (1,76 USD). Trong khi đó ở phía Đông Nam tỉnh Chiết Giang (lúc chưa nhiễm bệnh), giá tăng vọt lên 17,74 NDT/kg (2,6 USD), tăng 23% kể từ đầu tháng 8. Đặc biệt, dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thương mại quốc tế. Nhiều quốc gia chưa có dịch đã dừng nhập khẩu lợn sống và các sản phẩm liên quan đối với các nước đã có dịch. Điều này thực sự đáng lo ngại với các quốc gia đang xuất khẩu thịt heo lớn trên thế giới như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Canada... nếu có dịch bệnh xảy ra. Giá trị mỗi năm lên đến 30,2 tỷ USD được giao dịch trên toàn cầu. |
相关文章
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượ2025-01-10Quảng Ninh: Thí điểm thời gian mở cửa tại cửa khẩu Bắc Luân II từ 1/9
Cục Thuế Quảng Ninh triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qu2025-01-10Giá thép giảm lần thứ 9, về 14 triệu đồng/tấn
Một số doanh nghiệp thép vừa thông báo giảm giá đối với sản phẩm th&eacut2025-01-10Hướng dẫn đăng ký cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử
Thông tư bổ sung quy định về: Đăng ký cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế qua Cổng2025-01-10Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
Ứng dụng chạy đa nhiệm trên iPhone không ảnh hưởng đến pin của máyPhó Chủ tịch phần mềm của Apple là2025-01-10Doanh nghiệp nhiệt tình ủng hộ phát triển quan hệ đối tác với cơ quan hải quan
Sau 10 năm nỗ lực, cơ quan hải quan đã và đang trở thành đối tác, người đồng hành gắn bó với doanh n2025-01-10
最新评论