Xin ông cho biết kế hoạch cụ thể tiến hành CPH các Trung tâm đăng kiểm PTCGĐB thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ như thế nào?ẵnsàngthíđiểmcổphầnhóamộtTrungtâmđăngkiểtỷ lệ bóng đá giao hữu
Hiện tại, Cục Đăng kiểm Việt Nam có 4 Trung tâm đăng kiểm chưa thực hiện xã hội hóa là Trung tâm đăng kiểm 2901V và 2902V (tại Hà Nội); Trung tâm đăng kiểm 1501V (Hải Phòng) và Trung tâm đăng kiểm 1901V (Phú Thọ). Dự kiến, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ lựa chọn một trong số 4 Trung tâm đăng kiểm PTCGĐB kể trên để báo cáo Bộ GTVT triển khai thực hiện thí điểm CPH. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Bộ GTVT sẽ phải xây dựng phương án thí điểm CPH để trình Thủ tướng xem xét, quyết định, do vậy hiện tại chưa thể đưa ra thời điểm cụ thể cho việc tiến hành CPH này. Việc CPH các Trung tâm đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ được thực hiện theo hướng nào, thưa ông? Nhà nước có nắm giữ cổ phần tại các Trung tâm này sau CPH? Hiện trong hệ thống các đơn vị đăng kiểm PTCGĐB có ba mô hình tổ chức và hoạt động bao gồm: Mô hình đơn vị sự nghiệp hoặc Công ty TNHH Nhà nước MTV (do Nhà nước nắm giữ 100%); mô hình Trung tâm đăng kiểm do DN đầu tư cơ sở vật chất, cơ quan Nhà nước tổ chức hoạt động; mô hình Trung tâm đăng kiểm do DN đầu tư xây dựng đồng thời tổ chức hoạt động (xã hội hóa 100%). Việc xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành đã được thực hiện thí điểm từ năm 2005 theo Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16-5-2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Hiện trong hệ thống các đơn vị đăng kiểm PTCGĐB có 42 Trung tâm đăng kiểm xã hội hóa theo các mô hình. Về phương án thí điểm CPH một Trung tâm đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục luôn sẵn sàng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT. Xin ông phân tích rõ hơn sự cần thiết và tính tích cực của việc CHP các Trung tâm đăng kiểm? Việc xã hội hóa công tác kiểm định PTCGĐB là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đem lại nhiều mục tiêu huy động các tiềm năng, nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, giảm chi ngân sách Nhà nước; đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện; tạo điều kiện cho chủ phương tiện, lái xe khi kiểm định. Theo tính toán, để đầu tư một Trung tâm đăng kiểm, chưa kể tiền thuê đất chi phí cũng lên tới khoảng 20 tỷ đồng. Do đó, xã hội hóa đăng kiểm là cần thiết, Nhà nước sẽ đỡ gánh nặng đầu tư vào lĩnh vực đăng kiểm. Hơn nữa, thái độ và cung cách phục vụ của các Trung tâm đăng kiểm tư nhân thường khiến cho các lái xe khi đưa xe tới “khám” có tâm lý thoải mái hơn. Khi tiến hành CPH, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp quản lý các Trung tâm đăng kiểm này như thế nào để đảm bảo chất lượng cũng như sự công khai, minh bạch? Các Trung tâm đăng kiểm khi được cấp Giấy chứng nhận hoạt động có quyền hoạt động bình đẳng như nhau. Có thể khẳng định, các Trung tâm đăng kiểm do thành phần kinh tế nào đầu tư thì đều được tổ chức quản lý theo một yêu cầu, tiêu chuẩn chung thống nhất. Trách nhiệm quản lý Nhà nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với các Trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc là như nhau. Bởi vậy, việc đăng kiểm có thể được thực hiện tại bất cứ cơ sở nào trên toàn quốc, không phân biệt phương tiện xe cơ giới được đăng ký ở đâu. Trên thực tế, để quản lý các Trung tâm đăng kiểm, đã có một bộ tiêu chuẩn đăng kiểm chung được xây dựng, nghĩa là các yêu cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật cũng như quy trình đều được thống nhất và các Trung tâm đăng kiểm thực hiện giống nhau. Hiện nay, việc quản lý công tác kiểm định PTCGĐB đều được thực hiện trên mạng. Hệ thống phần mềm của các Trung tâm được nối với nhau và kết nối với phần mềm quản lý chung của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do vậy, mọi số liệu, thông tin đăng kiểm tại các Trung tâm được truyền về Cục Đăng kiểm Việt Nam hàng ngày nên có thể theo dõi, kiểm tra tất cả các vấn đề như chu kỳ đăng kiểm, các công đoạn đăng kiểm có được các Trung tâm thực hiện đúng hay không… Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam còn có thể kiểm tra từ xa các Trung tâm đăng kiểm do các Trung tâm hiện đều phải phải lắp hệ thống camera và truyền hình ảnh trực tiếp về hai điểm cầu tại Hà Nội và TP. HCM do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý. Thông qua biện pháp này, Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể theo dõi quy trình cụ thể thực hiện các công đoạn đăng kiểm. Ngoài các biện pháp trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền, đánh giá định kỳ hàng năm xem thiết bị, máy móc, nhân lực cũng như công tác quản lý hồ sơ sổ sách, báo cáo số liệu... của các Trung tâm có được duy trì theo yêu cầu hay không. Đặc biệt, không chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ, Cục Đăng kiểm Việt Nam còn có bộ phận chuyên ngành đi kiểm tra đột xuất các Trung tâm đăng kiểm nếu thấy cần thiết, nhất là khi Trung tâm nào có đơn thư phản ánh của người dân, DN hoặc hiệu suất làm việc của Trung tâm tăng giảm bất thường. Với tất cả các biện pháp nêu trên cùng với sự kết hợp quản lý, kiểm tra của các Sở GTVT địa phương, tin tưởng rằng công tác quản lý về chất lượng các Trung tâm đăng kiểm sẽ được đảm bảo dù Trung tâm đó do thành phần kinh tế nào sở hữu. Xin cảm ơn ông! |