当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch đấu bóng đá】Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế về tiền kỹ thuật số quốc gia

"Toang" khi giá tiền điện tử xuống dốc không phanh
Tầm nhìn về đồng tiền kỹ thuật số ASEAN và thách thức
Tương lai thống trị của đồng tiền kỹ thuật số
2817-fintech-final-1
Ảnh minh họa: Internet

Mới đây, NHNN đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, để thực hiện, NHNN sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại một số văn bản Luật hiện hành; nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế.

NHNN cũng sẽ rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng.

Đặc biệt, NHNN cũng lên kế hoạch xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia. Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý…

Cùng với hoàn thiện hành lang pháp lý, NHNN cũng sẽ nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công.

Trong đó, phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt…

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), tổng số lượng và giá trị giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 tăng trưởng tương ứng 94% về số lượng giao dịch và 131% về giá trị giao dịch so với năm 2020. Số lượng khách hàng phục vụ trong năm 2021 tăng trưởng hơn 80% so với năm 2020.

Đặc biệt, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống mức 12% năm 2021, phản ánh sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt.

分享到: