游客发表

【soi kèo cúp c1 châu âu】WB đề xuất nhiều hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công

发帖时间:2025-01-25 19:37:41

wb de xuat nhieu ho tro de nang cao hieu qua quan ly no cong

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp bà Victoria Kwakwa.

Phát biểu tại buổi tiếp,đềxuấtnhiềuhỗtrợđểnângcaohiệuquảquảnlýnợcôsoi kèo cúp c1 châu âu Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng bày tỏ cảm ơn WB và cá nhân bà Kwakwa luôn quan tâm, ủng hộ Việt Nam huy động nguồn vốn tài trợ ưu đãi và tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Bộ trưởng đánh giá cao vai trò dẫn đầu của WB trong cộng đồng nhà tài trợ cho Việt Nam, hướng tới sự tăng trưởng bền vững, đồng thời đảm bảo các mục tiêu phát triển.

Chia sẻ về vấn đề nợ công, Bộ trưởng cho biết, bối cảnh nợ công đã thay đổi đáng kể so với trước đây. Nguồn vốn vay nước ngoài cần được sử dụng tập trung, có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển. Nguồn vốn này phải được đưa đầy đủ vào dự toán ngân sách giao hàng năm.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của WB cho Chương trình cải cách quản lý nợ và đề nghị các chuyên gia WB tiếp tục giúp Bộ sớm có đánh giá về tác động "tốt nghiệp IDA" đối với nợ công của Việt Nam. (Theo quy định của WB, nước thành viên có thu nhập trung bình vượt mức ngưỡng 3 năm liên tiếp và có mức hệ số tín nhiệm phù hợp thì sẽ “tốt nghiệp IDA” và không được tiếp tục vay nguồn vốn này – PV).

Bộ trưởng cho biết thêm, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay; các địa phương phải đảm bảo về khả năng bố trí vốn thì mới quyết định đầu tư; chia sẻ nghĩa vụ nợ với ngân sách Trung ương, không ỉ lại vào vốn cấp phát từ ngân sách Trung ương. Do đó, Bộ trưởng đề nghị WB chia sẻ quan điểm này trong quá trình xây dựng các dự án với địa phương.

Đối với lĩnh vực xã hội, việc vay vốn tài trợ các dự án đơn lẻ mà ngân sách không có nguồn vốn để nhân rộng là không bền vững. Bộ Tài chính đề nghị WB và các nhà tài trợ phối hợp nghiên cứu, đổi mới phương thức tài trợ, hỗ trợ ngân sách để phối hợp với nguồn vốn trong nước triển khai các chương trình mục tiêu, đổi mới chính sách, đạt được mục tiêu phát triển và không bị trùng lắp về nguồn vốn.

wb de xuat nhieu ho tro de nang cao hieu qua quan ly no cong
Quang cảnh buổi làm việc.

Cảm ơn những thông tin của Bộ trưởng, bà Kwakwa bày tỏ sự đồng thuận với chủ trương tăng cường quản lý nợ thận trọng của Chính phủ Việt Nam.

Đưa ra một số đề xuất hỗ trợ, bà Kwakwa nhấn mạnh việc nâng cao năng lực của Chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ công. Theo bà, đây là vấn đề căn bản và dài hạn cần được “đầu tư”. Hiện nay, WB đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để thực hiện hoạt động này. Song, “quan trọng là cần có một cách tiếp cận toàn diện hơn trong quản lý nợ công, tiến hành hợp nhất chức năng quản lý nợ, hạn chế sự tham gia của quá nhiều cơ quan, đơn vị trong vấn đề này” – bà Kwakwa nêu quan điểm.

Vì vậy, WB đề nghị đưa vấn đề này vào nội dung hợp tác với Bộ Tài chính bên cạnh những hỗ trợ kỹ thuật khác như hoàn thiện thể chế, phân tích chi phí, quản lý rủi ro, sửa Luật Nợ công, cơ chế cho vay lại…

Bà Kwakwa cũng đề nghị được hợp tác cùng Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh trần nợ công của Việt Nam. WB sẽ đưa ra những hỗ trợ để Việt Nam tái cấu trúc nợ đồng thời bảo lãnh cho Việt Nam khi huy động vốn trên thị trường quốc tế để được hưởng ưu đãi tốt hơn.

Hoan nghênh những hỗ trợ từ WB, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng hi vọng, WB và Bộ Tài chính sẽ cùng hợp tác để đạt được mục tiêu đảm bảo bền vững của nợ công, nâng cao năng lực quản lý nợ và tăng khả năng huy động vốn trong thời gian tới.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2011-2014, Việt Nam đã tích cực huy động tất cả các kênh vay vốn nước ngoài, trong đó vay ODA, vay ưu đãi vẫn chiếm phần lớn, mức ký vay hàng năm trong khoảng từ 4,6 - 5 tỷ USD.

Hiện nay, do Việt Nam đã đạt ngưỡng thu nhập trung bình thấp và đang trong giai đoạn chuyển tiếp nên mặc dù chưa phải vay hoàn toàn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ, song đã bắt đầu phải vay ODA với điều kiện “đắt đỏ” hơn. Vì vậy, Việt Nam cần có sự thay đổi trong việc tiếp cận vốn vay nước ngoài theo hướng vốn ODA giảm dần và không còn khả năng huy động, phải chuyển sang vay ưu đãi, tiến tới vay hoàn toàn theo điều kiện thương mại.

Trong bối cảnh trên, Chính phủ đã có những giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm quản lý chặt chẽ hơn. Cụ thể: Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là vay mới; nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế- xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch; Thẩm định, đánh giá tác động lên nợ công ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư bằng vốn vay; Quản lý, siết chặt điều kiện và diện bảo lãnh; Tăng dần tỷ lệ vay lại, giảm tỷ lệ cấp phát; Tăng cường quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo các chỉ tiêu nợ công được Quốc hội phê duyệt (trả nợ không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP, nợ công không quá 65% GDP).

    热门排行

    友情链接