当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhacai tv】Nên bỏ giày dép khi qua cầu ngói Thanh Toàn

Du khách nghỉ chân trên cầu ngói Thanh Toàn

Nhìn sàn cầu bằng gỗ bị vẹt mòn,ênbỏgiàydépkhiquacầungóiThanhToànhacai tv bụi bặm, giữa cầu lại có không gian đặt bàn thờ ghi nhớ ơn người có công làm cầu thoang thoảng khói hương, chúng tôi càng mong muốn chia sẻ điều này. Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ là niềm tự hào của riêng người dân xã Thủy Thanh mà còn là của người dân toàn thị xã Hương Thủy. Dọc dài đất nước có nhiều chùa cầu thanh bình nổi tiếng, nhưng cầu ngói Thanh Toàn là một trong ba chiếc cầu được ngành bưu chính đưa vào bộ tem “Cầu mái ngói” phát hành năm 2012.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ có kiến trúc theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều” (trên nhà dưới cầu), dài gần 19m. Hai bên thành cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men. Cầu có 7 gian, trong đó gian giữa dành để thờ bà Trần Thị Đạo - người có công xây dựng cầu. Cầu ngói Thanh Toàn còn là di tích kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Theo tờ Sắc của vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 thì cây cầu được xây vào năm 1776. Cầu được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc. Năm 1990, cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích cấp quốc gia.

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn/ Cho em về với một đoàn cho vui”. Tự bao giờ, vẻ đẹp nên thơ của chiếc cầu mái ngói Thanh Toàn đã êm đềm vào trong ca dao. Để hôm nay, lời ca lại như sự mời gọi du khách, bạn bè gần xa đến với cảnh sắc nơi đây.

Để bảo vệ những giá trị độc đáo riêng có của cầu ngói Thanh Toàn, UBND thị xã Hương Thủy tính đến cả giải pháp lâu dài là phối hợp với cơ quan chuyên môn “copy” toàn bộ kiến trúc cây cầu, ngừa khi có sự cố bất khả kháng. Hiện tại, UBND tỉnh cũng đã ghi vốn hơn 13 tỷ đồng để thực hiện việc tu bổ và tôn tạo di tích cầu ngói Thanh Toàn.

Khi chúng tôi chia sẻ việc vận động người dân và du khách bỏ dép khi đi qua cầu ngói Thanh Toàn, lãnh đạo chủ chốt của xã Thủy Thanh bày tỏ sự đồng tình và cho biết, ý tưởng này ở địa phương cũng đã có từ lâu. Đối với du khách, việc vận động hay ra nội quy có thể dễ hơn. Khó là ở chỗ vận động người dân, vì bao đời người dân đã gắn bó với cây cầu. Tuy nhiên, từ suy nghĩ của chúng tôi, cái khó không phải ở chỗ ý thức của người dân mà quan trọng là chính quyền có quyết tâm, kiên trì vận động người dân đến cùng để cùng thực hiện việc này hay không mà thôi.

Xưa, bà Trần Thị Đạo thương người dân làng Thanh Toàn đò giang cách trở mà làm nên cây cầu để bà con đi lại thuận tiện, nhưng xét cho cùng, cầu ngói Thủy Thanh giờ không thực hiện chức năng chính đó nữa. Cũng trên con sông làng Thanh Thủy Chánh, song song và cách cầu ngói Thanh Toàn khoảng 200m, một chiếc cầu bê tông kiên cố đã được xây dựng để phục vụ bà con nhân dân với đủ loại phương tiện, từ xe đạp cho đến ô tô. Cầu ngói nay chỉ phục vụ người đi bộ, người dân quanh vùng nghỉ trưa hóng mát và khách bộ hành lỡ mỏi bước nghỉ chân.

Cầu ngói Thanh Toàn nằm trong cụm du lịch: cầu ngói, chợ quê, nhà trưng bày nông cụ, nên đây không phải là tuyến giao thông chính và chỉ dành cho khách bộ nếu việc bỏ giày dép ra khỏi chân khi qua cầu cũng không ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Cũng cần nói thêm, ở gian trung tâm của cầu ngói Thanh Toàn, có một bàn thờ thường xuyên thoang thoảng khói hương thờ bà Trần Thị Đạo. Tương truyền, trước tấm lòng đức độ của bà Trần Thị Đạo, vua Lê Hiển Tông (1717 - 1786) đã ban sắc ngợi khen và miễn nhiều loại sưu thuế cho dân làng. Năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong trần cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh phò” và lệnh cho dân làng lập bàn thờ ngay trên cầu. Nhớ công ơn của bà, dân làng Thủy Thanh vẫn tôn sùng, thờ phụng cho đến ngày nay. Việc bỏ giày dép khi qua cầu cũng là cách giữ gìn tính tôn nghiêm nơi thờ phụng và ghi nhớ công ơn tiền nhân.

Bài, ảnh: Thu Thủy

分享到: