【tỷ lệ kèo bongso88】Quản lý sức khỏe điện tử: Hiện đại, nhưng…

时间:2025-01-10 11:30:29 来源:88Point

Đề án triển khai thí điểm Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang kỳ vọng sẽ giúp tin học hóa công tác quản lý sức khỏe người dân ở y tế cơ sở,ảnlsứckhỏeđiệntửHiệnđạinhưtỷ lệ kèo bongso88 góp phần chăm sóc sức khỏe người dân một cách toàn diện, khoa học, hiện đại. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện còn ì ạch với nhiều khó khăn, hạn chế.

Cán bộ y tế hỏi thông tin sức khỏe bệnh nhân ở Phòng khám Đa khoa khu vực Xà Phiên, huyện Long Mỹ.

Thu thập, quản lý sức khỏe điện tử

Năm 2018, tỉnh thực hiện thí điểm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân trên địa bàn các huyện, thị, thành phố: thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A. Tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực đã bắt đầu thu thập thông tin sức khỏe cá nhân. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng phòng khám Đa khoa khu vực Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết: “Mỗi ngày khám bệnh, cán bộ y tế tranh thủ hỏi các thông tin của bệnh nhân trong thời gian bệnh nhân chờ khám và đợi lấy thuốc. Bước đầu đã có được thông tin của 85 người dân”. Cũng theo ông Hiệp, đến cuối năm nay sẽ hoàn thành được 300 hồ sơ sức khỏe cá nhân như kế hoạch đề ra.

Những bệnh nhân đến khám bệnh đã phối hợp tốt với cán bộ y tế để lập hồ sơ quản lý sức khỏe. Bà Phạm Thị Kim Huệ, ở ấp 6, xã Xà Phiên, cho biết: “Cán bộ y tế hỏi thì tôi sẵn sàng trả lời, không mất nhiều thời gian, nhưng có những thông tin tôi không nhớ được như tiêm chủng”. Đây là thực trạng chung ở các cơ sở y tế khi thu thập thông tin của người dân, có nhiều thông tin trên phiếu chưa khai thác được do người dân không nhớ hay không biết.

Ở Trạm Y tế thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, ngoài thực hiện thu thập thông tin bệnh nhân đến khám tại trạm, qua các đợt đi cộng đồng cán bộ y tế cũng lồng ghép để thực hiện công việc này, nên tiến độ khá hơn. Bà Đặng Thị Mỹ Linh, Trưởng trạm Y tế thị trấn Cái Tắc, cho hay: “Đến nay, chúng tôi đã thu thập được trên 100 phiếu và đang nhập vào phần mềm. Ở trạm tranh thủ những lúc thưa bệnh cán bộ y tế mới hỏi thông tin bệnh nhân, chứ bệnh nhiều hỏi bệnh nhân chờ đợi sẽ gây phiền hà cho người bệnh. Cán bộ y tế đi cộng đồng thu thập cả hộ, còn ở trạm chỉ lấy từng cá nhân”.

Hầu hết các địa phương qua tập huấn sử dụng phần mềm đã thực hiện thu thập thông tin trên phiếu và nhập vào phần mềm. Theo ông Huỳnh Thanh Giang, Phó phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế: “Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm Viễn thông (VNPT) tỉnh Hậu Giang tiến hành tập huấn và chuyển giao phần mềm cho 45 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực thuộc các trung tâm y tế các huyện, thị, thành thực hiện thí điểm. Các trung tâm y tế đã chỉ đạo các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực triển khai áp dụng phần mềm trên, in và cấp phiếu thu thập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực. Một số trạm đã tiến hành thu thập thông tin phiếu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân (bản giấy) và đã nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, tuy nhiên, mức độ thực hiện ở mỗi trạm khác nhau. Qua kiểm tra, đến cuối tháng 8 có địa phương đề ra mục tiêu thực hiện đạt 300 hồ sơ, nhưng có địa phương đề ra 30 hay 100 hồ sơ, có địa phương chưa thực hiện được”.

Tiến độ chậm

Theo đánh giá của Sở Y tế, qua kiểm tra công tác thực hiện đề án ở các huyện, thị, thành cho thấy tiến độ triển khai thực hiện còn chậm và chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch. Ông Giang cho biết thêm: “Nguyên nhân là do công việc trạm y tế nhiều, trình độ về công nghệ thông tin một số cán bộ còn hạn chế”. Với những hạn chế này đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai đề án.

Không chỉ là vấn đề nhân lực, theo ông Ngô Hoàng Khởi, Trưởng trạm Y tế xã Phú An, huyện Châu Thành: “Chúng tôi chưa thực hiện được vì còn chưa rõ các quy định về kinh phí thực hiện đề án, cán bộ y tế chưa thành thạo phần mềm nên còn khó triển khai. Cán bộ y tế cần được hướng dẫn thêm về phần mềm để nhập thông tin đúng”.

Tình trạng này cũng gặp ở huyện Châu Thành A. Ông Trang Văn Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, khẳng định: “Cán bộ y tế các trạm y tế đã được tập huấn 2 lần về phần mềm, tuy nhiên cần có thời gian để tìm hiểu và sử dụng thành thạo phần mềm. Trung tâm đang chỉ đạo quyết liệt để các trạm y tế thực hiện đề án này và sẽ có họp nắm tình hình khó khăn của các trạm y tế trong quá trình thực hiện để chỉ đạo khắc phục kịp thời”.  

Qua triển khai đề án đã góp phần nâng cao nhận thức của tuyến y tế cơ sở về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe người dân. Một số trung tâm y tế đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe người dân và quản lý y tế cơ sở, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Bước đầu đã xây dựng được một số hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe người dân, góp phần tiến tới nền y tế điện tử.

Dù tiến độ hiện nay còn chậm, nhưng ngành y tế tỉnh sẽ quyết tâm thực hiện lập hồ sơ quản lý 30% dân số ở các địa phương này vào cuối năm 2018 và dự kiến đến năm 2019 sẽ nhân rộng cho các địa phương còn lại. Phấn đấu đến năm 2020 có hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của 80% dân số của tỉnh.

Tiếp tục hướng dẫn, tăng cường kiểm tra

Để đạt mục tiêu trước mắt năm 2018, ông Huỳnh Thanh Giang, Phó phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế, cho biết: “Sở Y tế sẽ in gần 9.300 phiếu quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân cấp cho 45 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực để thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và triển khai áp dụng phần mềm quản lý y tế cơ sở tại 45 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực. Tiếp tục phối hợp với VNPT Hậu Giang hướng dẫn, hỗ trợ đối với những địa phương chưa sử dụng được phần mềm để sử dụng thành thạo hơn”.

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

推荐内容