Sau khi nhận được chỉ đạo từ Cục QLTT tỉnh về việc xác minh các dấu hiệu vi phạm,àTĩnhxửphạthộkinhdoanhgiàydépgiảmạonhãnhiệuquamạngxãhộsoi kèo tây ban nha vs Đội QLTT số 6 đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị T tại phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bà Nguyễn Thị T có hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook để quảng cáo và bán các sản phẩm giày dép. Đáng chú ý, trong số hàng hóa được trưng bày để bán, có 46 đôi giày thể thao gắn nhãn hiệu “Nike” và “Adidas” bị nghi ngờ là hàng giả mạo.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ. Ảnh: Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Qua đấu tranh, bà Nguyễn Thị T thừa nhận toàn bộ số giày trên được mua trôi nổi từ thị trường và không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp. Đội QLTT số 6 đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa và phối hợp với đại diện các thương hiệu để xác minh tính chính hãng.
Sau quá trình xác minh, Đội QLTT số 6 đã hoàn thiện hồ sơ và ban hành quyết định xử phạt hành chính hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị T với số tiền 25 triệu đồng về các hành vi: Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; Buôn bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet. Toàn bộ số hàng vi phạm cũng bị buộc phải tiêu hủy theo quy định.
Trước đó, vào đêm 19/8/2024, Đội QLTT số 6 đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) tỉnh Hà Tĩnh để kiểm tra một xe ô tô khách mang biển kiểm soát 47B-023.06 do ông Lê Minh Trọng điều khiển. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 1.720 sản phẩm bao gồm quần áo, dép trẻ em và balo học sinh, nhưng không có hóa đơn chứng từ. Số hàng này cũng đã bị thu giữ để xử lý theo quy định pháp luật.
Cùng với đó, vào ngày 9/8/2024, một xe ô tô khách do ông SISONGKHAM VONGXAYYA, quốc tịch Lào, điều khiển cũng bị Đội QLTT số 6 và lực lượng CSGT kiểm tra. Trên xe, lực lượng chức năng phát hiện 1.120 sản phẩm may mặc không có thông tin về nơi sản xuất, không có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Bà P.T.N.B, chủ sở hữu lô hàng, khai nhận đã mua các sản phẩm này từ thị trường Hà Tĩnh và vận chuyển sang Lào để bán kiếm lời. Cả hai vụ việc đều được xử lý nghiêm minh, với số hàng hóa vi phạm bị tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy định pháp luật về xử lý hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Mọi hành vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2-13 của Chính phủ quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản này.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định: Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này; Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này.
Duy Trinh