【bảng xh v league 2023】Đóng góp những điều có ích

时间:2025-01-12 23:38:48来源:88Point 作者:Thể thao

TS. Hà Viết Hải,Đónggópnhữngđiềucóíbảng xh v league 2023 Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế Trường ĐH Sư phạm, Phó Giám đốc cơ sở INSA Val de Loire tại Huế hướng dẫn, giảng dạy sinh viênẢnh: Hữu Phúc

Thành công nơi xứ người

Cách đây hơn 10 năm, Lê Hữu Điền Khuê cùng Nguyễn Thiện Nhàn lọt vào “tầm ngắm” của Hội “Gặp gỡ Việt Nam”, năm đầu tiên đưa học sinh có thành tích học tập xuất sắc đi du học tại Trường INSA Centre Val de Loire (Pháp). Lúc đó Khuê phân vân lắm, bố mẹ làm nghề nông ở Phú Đa (Phú Vang) dành dụm cho con lên Huế học Trường THPT Quốc Học đã là một nỗ lực, nay một thân một mình sang Pháp học chuyên ngành kỹ sư, Khuê vừa mừng lại vừa lo.

Ở nơi đất khách quê người, mọi thứ đều lạ lẫm, tiếng Pháp chưa rành, chương trình học lại nặng song năm đầu tiên, Nhàn và Khuê vượt lên 70 sinh viên xuất sắc các quốc gia, Khuê xếp thứ nhất, còn Nhàn xếp thứ tám. Nhắc lại chuyện cũ, Khuê cười hiền: “Ban đầu nghe giáo viên giảng bài em còn chẳng hiểu, phải mượn vở của sinh viên Pháp chép, dùng từ điển kiểm tra từ mới. Em rất thích giao lưu với các bạn Pháp cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa nên tiếng Pháp tiến bộ rất nhanh.

Nỗ lực không mệt mỏi, ở tuổi 30, Khuê đã làm tiến sĩ về Khoa học máy tính và làm trưởng bộ phận Trí tuệ nhân tạo của một Startup (Công ty khởi nghiệp) tại Pháp, sau đó, Khuê trở thành nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Khoa học máy tính và tự động hoá.

Từ năm 2007 đến 2009, Hội “Gặp gỡ Việt Nam” đã đưa 8 học sinh, sinh viên ở Huế đến học ở những ngôi trường nổi tiếng của Pháp. Nhiều em được nhận học bổng Effel, học bổng danh giá nhất của Chính phủ Pháp dành cho những sinh viên quốc tế đặc biệt xuất sắc. Ông Đỗ Trinh Huệ, Trưởng ban Điều phối học bổng Vallet tại Việt Nam, cho biết: “Có em không theo được ngành học như dự định ban đầu, song các em khi biết đùm bọc, hỗ trợ nhau để chọn chuyên ngành phù hợp. Nhờ đó, các em trở thành là kỹ sư, tiến sĩ và giữ nhiều vị trí then chốt trong các ngành nghề ở Pháp”.

“Đừng quên mình là người Việt”

Thích học trò Việt Nam thông minh, chăm chỉ lại chịu khó, nhiều hiệu trưởng có danh tiếng ở Pháp đã đặt vấn đề với giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam đưa thêm học sinh ở vùng đất này đến Pháp du học. Có những ngành toán ứng dụng, điện tử, cơ khí, cơ điện tử, tin học, kỹ thuật hệ thống… mỗi năm Pháp đào tạo khoảng 300 sinh viên cho các nước trên thế giới, nhưng riêng Việt Nam được ưu ái đến 20 em/năm. Từ đó, cách thức đào tạo  cũng được thay đổi. Nghĩa là, các em phải học tại Việt Nam hai năm do Trường ĐH Sư phạm-Đại học Huế đào tạo và sau đó mới sang Pháp tiếp tục học năm thứ 3. Giờ thì học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đi theo hình thức này chiếm khoảng trên 50%, còn lại cơ hội chia đều cho học sinh ở các Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định) và Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình).

Theo ông  Hà Viết Hải, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế Trường ĐH Sư phạm-Đại học Huế, từ niên khóa 2019 - 2020, sinh viên được xét tuyển sẽ chính thức trở thành sinh viên INSA Centre Val de Loire và sẽ học chương trình đào tạo của Valde Loire như những sinh viên Pháp. Hơn 13 năm nỗ lực đào tạo kỹ sư chất lượng cao với trên 110 em, trong đó hơn 70 em đã tốt nghiệp kỹ sư, 6 em đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và 9 em đang làm luận án tiến sĩ. Hiệu quả đã thấy rõ, mới hơn một thập niên, Việt Nam đã có trong tay một đội ngũ kỹ sư chất lượng cao nhưng chỉ ở độ tuổi trên dưới 30.

Đã không ít ý kiến cho rằng, nhiều em sẽ ở lại Pháp không về Việt Nam để làm việc liệu có lãng phí chất xám? Chính những người đưa các em đến với nền khoa học tiên tiến lại có cách nhìn khác. Họ cho rằng, sinh viên ở lại Pháp tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại càng lâu, càng có điều kiện trợ giúp cho Việt Nam trong tương lai tốt hơn. Khi Việt Nam có môi trường làm việc phù hợp ắt hẳn các em sẽ về. Họ vẫn tin, sinh viên Việt Nam sẽ không bao giờ quên mình là người Việt. Điển hình như giáo sư Vân, 16 tuổi, ông đến Pháp du học nhưng hơn nửa đời người, ông mới trở về Việt Nam và có những cống hiến hết sức to lớn cho tổ quốc mình. “Đối với nhà khoa học, không có mong muốn nào lớn hơn là được cống hiến cho đất nước, tôi tin vào thế hệ các em”, ông Vân chia sẻ.

Đã có nhiều dự định ấp ủ mà các em sẽ làm cho Việt Nam, cho Huế dù ở gần hay xa… giúp cách này hay cách khác nhưng tất cả sẽ hướng về quê hương.

Ông Trần Thanh Vân không hướng các em theo con đường nghiên cứu khoa học mà muốn đào tạo họ thành những kỹ sư. Nếu phát triển theo hướng này sẽ xây dựng một đội ngũ kỹ sư chất lượng cao cho Việt Nam. Ông tâm niệm: “Tương lai đất nước phụ thuộc vào các em và bổn phận của chúng tôi là phải phát hiện tài năng để chắp cánh cho các em được đào tạo bài bản ở Pháp”.

Huế Thu

相关内容
推荐内容