【du don】Đòn bẩy địa chính trị trong căng thẳng Nga
TheĐònbẩyđịachínhtrịtrongcăngthẳdu dono france24.com ngày 30/1, trong khi Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc các lựa chọn của mình để có một phản ứng thống nhất và mạnh mẽ với Nga, thì khối này đang có cảm giác bất an mới về sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.
"Mỹ và EU đang phối hợp cùng nhau hướng tới việc cung cấp liên tục, đủ và kịp thời khí đốt tự nhiên cho EU từ các nguồn khác nhau trên toàn cầu để tránh những cú sốc về nguồn cung, bao gồm cả những cú sốc do căng thẳng Nga - Ukraina gây ra", Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ra một tuyên bố chung vào cuối tuần trước.
Ảnh: Nord Stream 2 |
Căng thẳng gia tăng liên quan đến việc Nga tăng cường binh lực dọc biên giới Ukraina đã khiến tâm điểm của sự chú ý trở lại với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) gây tranh cãi, một đường ống dẫn khí đốt dài hơn 1.200 km chạy từ miền Tây nước Nga đến Đông Bắc nước Đức dưới Biển Baltic, được hoàn thành vào cuối năm 2021.
Nếu đường ống Nord Stream 2 - một dự án chung giữa các công ty năng lượng của Nga, Đức, Hà Lan và Pháp - được Brussels bật đèn xanh để đi vào hoạt động, nó có thể bơm 55 tỷ mét khối khí đốt cho Đức mỗi năm.
Nhưng cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện tại với Nga đang làm phức tạp tương lai của đường ống. Anna Creti, Giám đốc khoa Kinh tế khí hậu của Đại học Dauphine ở Paris, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Nếu Nga tấn công Ukraina, quyết định dừng Nord Stream 2 sẽ là một phần trong chiến lược quân sự hoặc chính trị của EU. Nhưng nó không thể được thực hiện một cách đơn phương; nó sẽ cần sự đồng ý của toàn bộ Liên minh".
Theo chuyên gia Creti, trong hợp đồng dài hạn liên quan đến Nord Stream 2, một bên là công ty quốc doanh của Nga là Gazprom, một bên là một số công ty châu Âu. EU không chỉ một bên liên quan và Nga có thể mặc cả với các công ty liên quan. Một kịch bản có khả năng xảy ra là Nga sẽ giảm lượng khí đốt sang EU trong vài tuần, gửi một tín hiệu cho châu Âu rằng nguồn cung của họ đang gặp nguy hiểm.
Điều tương tự đã xảy ra vào năm 2008, khi bất đồng giữa Moscow và Kiev về thanh toán năng lượng, cùng cáo buộc rằng Ukraina đang hút khí đốt, đã khiến Moscow ngừng cung cấp năng lượng, khiến các khu vực châu Âu không có năng lượng của Nga trong hơn hai tuần trong tháng 1.
Theo Eurostat, hơn một nửa nhu cầu năng lượng của EU (61%) là nhập khẩu năm 2019. EU chủ yếu phụ thuộc vào Nga để nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên (35% nguồn cung của EU).
Trong khi đó, tương lai của Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn còn chưa chắc chắn chừng nào các cuộc "khẩu chiến" giữa Moscow và phương Tây vẫn tiếp tục. Nord Stream 2 phải vượt qua hai rào cản nữa trước khi đi vào hoạt động hoàn toàn: chứng nhận an toàn và phê duyệt theo quy định.
Các nhà chức trách ở Brussels hiện đang cân nhắc xem liệu đường ống có phù hợp với các quy định năng lượng của châu Âu hay không. Mặc dù quyết định có vẻ hoàn toàn mang tính kỹ thuật, nhưng cuối cùng, “Ủy ban châu Âu sẽ phải quyết định xem liệu họ có trao quá nhiều quyền lực cho Nga hay không”, Creti nói.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Đức đã hạ thấp những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời lưu ý rằng Nga cũng phụ thuộc vào châu Âu. “Tất nhiên là có sự phụ thuộc lẫn nhau - chúng tôi nhận được rất nhiều khí đốt từ Nga và EU là thị trường khí đốt lớn nhất của Nga. Một phần lớn thu nhập của Nga đến từ xuất khẩu khí đốt", nhà ngoại giao cho biết trong điều kiện dấu tên.
Trong những tuần gần đây, Đức bị cáo buộc có phản ứng mềm mỏng về Nga, không đồng ý xuất khẩu vũ khí cho Kiev và nói rằng Nord Stream 2 nên được tách biệt với vấn đề Ukraina.
Trong khi Nord Stream 2 hiện đang ở "chế độ chờ", Điện Kremlin thông báo hôm 27/1 rằng Tổng thống Nga Putin đã lên lịch gặp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức.
Khi được hỏi về dự báo nội dung của cuộc đàm phán, chuyên gia Creti nói: “Nga có thể nói không nên lãng phí thời gian và cảnh báo các công ty châu Âu bằng các hình phạt nếu đường ống không đi vào hoạt động. Nhưng châu Âu cũng có thể quyết định mở hoặc đóng Nord Stream 2 lại dựa trên tình trạng quan hệ hiện tại của Nga với châu Âu. Vào thời điểm này, có 50/50 cơ hội để hai bên tiếp tục hợp tác về đường ống".
Theo Baotintuc
Xem thêm tin quốc tế trên VietNamNet
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ dụ Nga tham chiến
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ cố tình tạo ra một kịch bản nhằm dẫn dụ Nga tham chiến và phớt lờ những lo ngại an ninh của nước này, dùng Ukraina như một công cụ để hạn chế Nga.
下一篇:Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
相关文章:
- Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- Tình trạng “biệt thự hóa” sân golf ở Bình Thuận
- “Chẻ” căn hộ lợi hay hại?
- Quán nước ô mai gần 40 năm ở Nam Định, khách đi xa cũng nhớ về
- Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- Tháng 6, trình Chính phủ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
- Sách Xanh Ngoại giao năm 2019 của Nhật Bản đề cập nhiều vấn đề nóng
- Điểm mặt những dự án BĐS đang “chịu đau, cắt lỗ'
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Tập đoàn Sông Đà làm trái chỉ đạo Thủ tướng?
相关推荐:
- Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- Có thể sở hữu nhà với lương 5 triệu đồng/tháng?
- Hai TGĐ 'cược' tiến độ đang chờ... tiền thưởng
- Bộ Xây dựng bảo lưu đề xuất thành lập Ngân hàng
- Tạm giữ 17 con bạc
- Những xu hướng trang trí nội thất 'hot' nhất 2012
- Điểm danh 10 dự án vừa bị thu hồi đất
- Thuế bất động sản và những bất hợp lý
- Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- Thấy gì sau đối thoại Nga – Mỹ tại Sochi?
- Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast