【tỷ số uzbekistan】Hợp tác giữa Bộ KH&ĐT và USAID: Minh chứng cho mối quan hệ bền chặt Việt Nam

USAID mong muốn tiếp tục hợp tác để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nền kinh tếViệt Nam.

Bà Ann Marie Yastishock,ợptácgiữaBộKHĐTvàUSAIDMinhchứngchomốiquanhệbềnchặtViệtỷ số uzbekistan Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.

Bà có thể cho biết đánh giá của mình về vai trò, ý nghĩa của những chương trình hợp tác, hỗ trợ giữa USAID và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thời gian qua?

Bộ KH&ĐT đã luôn sát cánh cùng USAID góp phần cho sự phát triển của  Việt Nam. USAID đã và đang hợp tác với Bộ KH&ĐT trong nhiều dự ánđể giúp Việt Nam bước vào sân chơi toàn cầu với tư cách là quốc gia tham gia vào thương mại tự do, công bằng và tương hỗ. Quan hệ đối tác giữa USAID và Bộ KH&ĐT bắt đầu từ Dự án Hỗ trợ thúc đẩy thương mại (STAR I, II, và Plus) từ năm 2001 đến năm 2013. Tiếp theo là Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) từ 2014 đến 2018 và hiện nay là Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệpnhỏ và vừa (LinkSME) từ 2018 đến 2023.

Trong tháng 4/2020, USAID và Bộ KH&ĐT đã tiến hành ký kết Thoả thuận hợp tác khung với nguồn vốn hỗ trợ 42 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Theo thoả thuận này, USAID và Bộ KH&ĐT sẽ hợp tác trên 2 lĩnh vực chính: năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân; đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp, nguồn nhân lực. Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân do USAID tài trợ sắp tới sẽ là kết quả trực tiếp đầu tiên của thoả thuận khung này.

Trong khuôn khổ Dự án GIG, USAID đã cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Luật này đã được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2017. Chúng tôi cũng hỗ trợ Bộ KH&ĐT rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19 qua các năm, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với quyết tâm chính trị cao của Chính phủ Việt Nam, sự tham gia tích cực của cả khu vực công và khu vực tư nhân, cùng với sự hỗ trợ của USAID và các nhà tài trợ khác, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã cải thiện từ vị trí 82 lên vị trí 68 theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàngThế giới năm 2018.

Thông qua Dự án USAID LinkSME, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ KH&ĐT trong công tác hoạch định chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi cung cấp thông tin trong quá trình soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 39 hướng dẫn thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV. Dự án USAID LinkSME cũng hỗ trợ Bộ KH&ĐT đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết 02/NQ-CP về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiếp nối các mục tiêu tương tự được nêu trong Nghị quyết 19 của những năm trước. 

USAID cũng phối hợp với Bộ KH&ĐT nâng cao năng lực cho các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong cả khu vực công và khu vực tư nhân để thúc đẩy kết nối giữa DNNVV Việt Nam với các doanh nghiệp đầu chuỗi trong nước và quốc tế.

USAID mong muốn phát huy tinh thần hợp tác và đối tác lâu dài với Bộ KH&ĐT để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV.

Những giá trị mà DNNVV nhận được khi tham gia các chương trình hỗ trợ của USAID và Bộ KH&ĐT là gì, thưa bà?

Các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam. DNNVV chiếm 98% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 45% GDP và tạo ra 63% việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít DNNVV có đủ năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Thông qua Dự án LinkSME, USAID đang hợp tác với Bộ KH&ĐT và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp thuộc khối nhà nước và tư nhân để tăng cường kết nối giữa các DNNVV và các doanh nghiệp đầu chuỗi, nhằm khắc phục các thách thức trong việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Các DNNVV Việt Nam có thể đăng ký trực tuyến để tham gia Dự án USAID LinkSME và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến và trung tâm hỗ trợ xuất khẩu. Hiện nay, Dự án USAID LinkSME đang hỗ trợ các DNNVV Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong các ngành điện tử, kim khí, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và kinh doanh nông nghiệp, chế biến gỗ, nội thất và một số ngành, lĩnh vực khác.

Khi tham gia Dự án USAID LinkSME, các DNNVV có thể tiếp cận các chương trình tăng cường năng lực toàn diện về bán hàng, marketing, bảo trì năng suất tổng thể, áp dụng chỉ số hiệu quả hoạt động và tuân thủ các yêu cầu chứng nhận ISO. Các doanh nghiệp có thể kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi trong nước và quốc tế thông qua các sự kiện như Kết nối ngành công nghiệp chế tạo 2020 và Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2020.

Bà đánh giá thế nào về vai trò cũng như những nỗ lực của Bộ KH&ĐT trong việc hỗ trợ và phát triển khối DNNVV?

Bộ KH&ĐT là một đối tác chủ động và cam kết cao của USAID. Bộ KH&ĐT luôn thể hiện vai trò tiên phong trong các dự án hỗ trợ của USAID dành cho Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân.

USAID đang hợp tác với Bộ KH&ĐT thông qua Dự án USAID LinkSME để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chúng tôi đã hỗ trợ Bộ KH&ĐT trong quá trình xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 để giúp DNNVV tham gia vào quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Chiến lược và kế hoạch hành động này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng phục hồi của DNNVV trong bối cảnh hậu Covid-19.

Trong thời gian tới, USAID sẽ hợp tác với Bộ KH&ĐT những chương trình nào, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế như hiện nay, thưa bà?

Trong những năm tới, Dự án USAID LinkSME và Bộ KH&ĐT sẽ triển khai chương trình thí điểm chuyển đổi số, để đến năm 2025 sẽ có 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng. Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.

Qua nỗ lực này, Dự án USAID LinkSME và Bộ KH&ĐT sẽ hỗ trợ DNNVV số hóa hoạt động kinh doanh cũng như quy trình quản trị, quy trình sản xuất và quy trình công nghệ. Hoạt động này sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn là khởi động số hoá; phân tích công cụ số hoá phù hợp để tăng năng suất và khả năng thích ứng của DNNVV; tích hợp, kết nối các hệ thống và tiếp tục nâng cao năng suất.

USAID cũng sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV thông qua chia sẻ kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật.

Trong khuôn khổ Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân sắp tới, USAID cùng với Bộ KH&ĐT sẽ mở rộng phạm vi hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển, bao gồm doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường tiếp cận với công nghệ hiện đại, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng kinh doanh căn bản và nguồn vốn. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế tri thức, tập trung vào đổi mới sáng tạo.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
下一篇:Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII