游客发表

【bảng xep hang bong da y】Vệ sinh sạch sẽ để phòng, chống bệnh tay chân miệng

发帖时间:2025-01-10 01:11:00

Hiện nay,ệsinhsạchsẽđểphòngchốngbệnhtaychânmiệbảng xep hang bong da y bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ca mắc tại một số địa phương. Đây là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ bởi bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, lại dễ bùng phát, lây lan trong môi trường nhà trẻ, trường mầm non.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh TCM lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.


Chủ nhà trọ ở phường Thuận Giao, TP.Thuận An tuyên truyền phòng, chống bệnh tay chân miệng cho người ở trọ

Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết hiện nay thời tiết nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh TCM phát triển. Tất cả những người chưa từng mắc bệnh TCM đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm bệnh cũng biểu hiện triệu chứng. Độ tuổi bị TCM chủ yếu là ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Các trẻ càng nhỏ thì biến chứng càng dễ diễn biến nặng.

Trong môi trường nhà trẻ, các trường mầm non, nơi sinh hoạt tập thể của trẻ nhỏ, bệnh rất dễ lây lan, bởi đây là bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người. Giai đoạn lây lan mạnh là tuần đầu tiên bị bệnh. Đường lây truyền chủ yếu là đường tiêu hóa, từ người bệnh thông qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, kể cả khi hắt hơi, ho cũng phát tán vi rút. Hoặc trẻ có thể bị lây bệnh TCM qua việc tiếp xúc với dịch tiết từ các nốt phỏng, các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà… Bệnh TCM hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, công tác phòng ngừa bệnh chủ yếu là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và hạn chế lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, phân, dịch tiết từ các nốt bọng nước của người bệnh.

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh TCM đến sức khỏe trẻ em, bác sĩ Trần Văn Chung khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống

Để phòng bệnh TCM, trước tiên phụ huynh, người trông trẻ cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, vệ sinh đúng cách, nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ. Đối với trẻ đã mắc bệnh, phụ huynh, người trông trẻ cần giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B; trong khi giặt cần tách riêng quần áo, đồ dùng của trẻ bị bệnh với các trẻ khác.

Các gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày, như: Mặt bàn, ghế, sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Gia đình, nhà trường, người trông trẻ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Phụ huynh, người trông trẻ tuyệt đối không được mớm cơm, thức ăn cho trẻ, không dùng tay bốc thức ăn, dạy trẻ không ăn bốc, không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng để ngậm mút.

Đặc biệt, với các gia đình có trẻ mắc bệnh TCM, người lớn không được dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống như bát, đĩa, thìa... với trẻ, tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn) với các bệnh nhi khác. Khi trẻ đi ngoài, nên cho trẻ đi vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn cloramin B. Phân của bệnh nhân TCM cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Nhà vệ sinh của những gia đình có trẻ mắc bệnh TCM cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng, chất sát khuẩn.

Phụ huynh, người trông trẻ cần vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi bế ẵm trẻ, chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ. Khi phụ huynh, người trông trẻ phát hiện các triệu chứng bệnh TCM ở trẻ, cần cách ly trẻ để tránh lây lan trong cộng đồng.

H.LINH - D.HƯƠNG - H.MỸ

    热门排行

    友情链接