TheàNộisiếtchặtquảnlýchấtlượngnônglâmthủysảkết quả giải vô địch quốc gia úco ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để đảm bảo ATTP nông lâm, thủy sản, năm 2019, Sở NN&PTNT Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố trong Ban Điều phối chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội đã tích cực trong công tác kết nối sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản. Cụ thể, đã xây dựng và phát triển được 766 chuỗi (tăng 223 chuỗi, tăng 41% so với năm 2018). Riêng thành phố Hà Nội duy trì và phát triển 138 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đã cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 8 cơ sở, với 18 điểm kinh doanh thực phẩm của nhiều chuỗi nông sản an toàn được sản xuất trên địa bàn Thành phố và các địa phương. Sở NN&PTNT các tỉnh thành viên trong Ban điều phối tiếp tục tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố rà soát, quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và triển khai thực hiện công tác phát triển các vùng chuyên canh rau tập trung. Tăng tỷ lệ vùng rau đạt theo tiêu chuẩn GAP, quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ… nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Đặc biệt, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thuỷ sản Hà Nội và các tỉnh, thành tăng cường nâng cao năng lực kiểm soát, quản lý chất lượng, ATTP các sản phẩm nông lâm thủy sản tiêu thụ trên địa bàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn (trọng tâm là rau, thịt). Phối hợp thường xuyên trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý chất lượng, ATTP tham quan các mô hình chuỗi kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ thực phẩm nông lâm thủy sản tại các tỉnh như: Hải Phòng, Lâm Đồng, Hà Nam, Yên Bái, Thái Bình, Đà Nẵng… Nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm nông lâm thủy sản từ sản xuất đến kinh doanh thông qua việc lấy mẫu giám sát điều kiện an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất (các đơn vị chuyên môn của Sở NN&PTNT lấy 4.281 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm chế biến để giám sát chỉ tiêu ATTP) đã phát hiện 238 mẫu vi phạm, chiếm tỷ lệ 5,5%, giảm mạnh với tỷ lệ năm 2018 (7,47%); trong đó phát hiện 18 mẫu vi phạm/298 mẫu có nguồn gốc ngoại tỉnh. Đối với các mẫu của các tỉnh vi phạm, đã được thông báo kịp thời cho các tỉnh để điều tra, truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân tại các cơ sở có mẫu vi phạm và có giải pháp khắc phục quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP cung cấp cho người tiêu dùng. Về công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP, các đoàn thanh kiểm tra do các Chi cục Quản lý chuyên ngành, Thanh tra Sở, UBND các quận, huyện... thực hiện đã thanh kiểm tra tại 20.923 lượt cơ sở, phát hiện 1.346 cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 6,4%). Lý do vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang... Qua đó đã tiến hành xử phạt hành chính với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng. Các đoàn kiểm tra cũng đã buộc phải tiêu hủy chục tấn sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ và khắc phục về nhãn trên nhiều lô sản phẩm không ghi đầy đủ các nội dung trên nhãn sản phẩm. Cơ quan chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh. Ảnh minh họa |