【nhận định dortmund vs】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bình minh đang đến đất nước ta
Chính phủ đã "gãi đúng chỗ"
Trước tiên,ủtướngNguyễnXuânPhúcBìnhminhđangđếnđấtnướnhận định dortmund vs trả lời các ý kiến đề cập nhiều đến vấn đề thanh tra, kiểm tra chồng chéo, Thủ tướng cho biết đã yêu cầu các cơ quan xây dựng ngay một Chỉ thị là không được thanh tra, kiểm tra 1 năm quá 1 lần, thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng. Chỉ thị này đã được ký ngay lúc 13h chiều 17/5, mang số 20 và sẽ được công bố ngay sau hội nghị. Thông tin này từ Thủ tướng đã nhận được tràng vỗ tay hoan nghênh của cộng đồng DN.
Tiếp theo, Thủ tướng đánh giá trong một năm qua, Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng so với Hội nghị lần trước tổ chức tại TP.HCM thì tính gay gắt tại Hội nghị này đã giảm đi rất nhiều. Lần này chủ yếu là các ý kiến góp ý những cách làm cụ thể, phương pháp tính toán cụ thể để giảm phiền hà cho DN.
Tóm tắt một số kết quả, Thủ tướng cho biết về cải cách thể chế, chúng ta đã ban hành 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh, cải thiện điều kiện đầu tư kinh doanh; tập trung cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho DN. Các tỉnh, thành phố trong cả nước đều tích cực triển khai, thực hiện kê khai nộp thuế điện tử. Đối với tiếp cận các dịch vụ công, đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, khai báo thuế, hải quan…, những chi phí này đang có xu hướng giảm.
Đã có 4.500 thủ tục đã xử lý và bãi bỏ, trong 1.100 kiến nghị của DN, đã xử lý được 850 (77,5%). Các tổ chức quốc tế đánh giá cao sự cải thiện tích cực của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ này, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại cần khắc phục. Đó là thể chế chính sách, chưa giải quyết được các vấn đề còn mâu thuẫn trong các văn bản dưới luật, chính sách ban hành chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Thuế, phí còn cao, không chỉ liên quan đến thủ tục hành chính mà còn liên quan đến phí sử dụng công trình BOT, cầu đường..., đặc biệt chi phí không chính thức, phí bôi trơn…
Thủ tục hành chính, các thủ tục cấp phép, điều kiện kinh doanh trong một số chuẩn mực còn gây khó khăn cho DN. Tiếp cận tín dụng thực thi chính thức, giao dịch đảm bảo chưa tạo điều kiện cho người dân và DN phát huy tài sản đảm bảo để thế chấp, tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, sở hữu ngầm khiến cho dòng tín dụng bị phân bổ một cách chênh lệch, xa rời tín hiệu thị trường.
VIệc cung cấp thông tin và hỗ trợ DN tiếp cận thị trường của các cơ quan chức năng còn hạn chế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp kém hiệu quả gây thiệt hại và bức xúc không đáng có cho DN. Tỷ lệ giải quyết các kiến nghị của DN đạt chưa cao.
Bỏ qua thị trường Việt Nam, DN sẽ thất bại
Trong thời gian tới. Chính phủ cam kết sẽ tập trung giải quyết 2 vấn đề then chốt để đáp ứng yêu cầu của DN.
Thứ nhất là tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật thông qua các việc làm cụ thể. Hoàn thiện, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba các dự án luật, trong đó có dự án Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa; nhanh chóng ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành; đẩy nhanh việc rà soát, sửa đổi quy định các loại thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các bộ, cơ quan liên quan để giảm thủ tục, giảm thời gian và chi phí thực hiện. Xóa bỏ sự ưu ái, thu hồi nguồn lực và các tài nguyên đang được sử dụng kém hiệu quả, lãng phí để tái phân bổ lại cho mọi chủ thể, đối tượng dựa trên hiệu quả cạnh tranh, và khả năng cải thiện năng suất. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, chuyển nguồn lực cho mọi đối tượng, thành phần kinh tế có tiềm năng sử dụng, tối ưu hóa nguồn lực chứ không chỉ ưu tiên cho DNNN.
Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định và thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho DN như chi phí thủ tục hành chính, phí BOT, chi phí về logicstic, chi phí sử dụng các công trình dịch vụ công, nhất là chi phí kiểm định, thẩm định, giám định, các chi phí kiểm tra khác của Nhà nước.
Thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, tối ưu hóa các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể là xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh, phát triển hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ y tế, BHYT, BHXH và hệ thống phúc lợi xã hội đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, khoa học công nghệ, xây dựng các cơ chế khuyến khích liên kết ngành… Chính phủ phải kết hợp một cách tối ưu các nguồn lực và công cụ chính sách nhằm tạo những điều kiện cho kinh tế tư nhân.
Đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam, chiếm lĩnh trước tiên thị trường lớn thứ 13 của thế giới. “Ở trong nước, chúng ta nói "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chất lượng cao", bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thế "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Bỏ qua thị trường này, chúng ta thất bại”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, không cho phép những tồn tại yếu kém về năng lực quản trị kìm hãm sự năng động của nền kinh tế, tạo nên những trì trệ trong phát triển kinh tế và giải phóng nguồn lực xã hội. Quản trị phải đáp ứng yêu cầu mới, quản lý theo yêu cầu công nghệ, “cho nên chúng ta thấy Việt Nam đồng ý cho Uber, Grab vào hoạt động, mặc dù quản lý rất khó khăn”.
Để giải quyết những vấn đề đó, Thủ tướng cho rằng cần có sự đồng lòng, đồng tâm của tất cả các DN, doanh nhân cùng với quyết tâm của hệ thống chính trị, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định.
Đánh giá cao phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an về bảo vệ DN làm ăn chân chính nghiêm túc, bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, Thủ tướng cho rằng đây là Hiến pháp, quyền thực thi pháp luật, cụ thể hóa càng phải nhấn mạnh đến quyền này của người dân, của DN, đặc biệt của người kinh doanh.
“Bình minh đang đến đất nước ta, tôi tin tưởng các bạn, những DN sẽ đóng góp cho bình minh rực sáng trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Với tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, mà ở đó tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng, kết nối và hỗ trợ nhau, đem lại sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung cho Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Cũng nhân sự kiện này, Thủ tướng đề nghị DN cần kinh doanh liêm chính, và bảo vệ tốt hơn vấn đề môi trường. Nhắc lại câu nói của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”, Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta phải tự đổi mới, tự cải cách, tự phát triển thông qua tạo điều kiện cho các DN, các thành phần kinh tế phát triển ở Việt Nam./.
H.Y
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Làm giàu nhờ biết tính toán
- ·Ngày 10/10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam”
- ·Sản xuất thành công que thử bệnh ký sinh trùng
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Hàng ngàn giáo viên tiếng Anh bản xứ sẽ đến dạy tại Việt Nam
- ·Hoạch định chương trình hành động đưa Cà Mau phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
- ·Phát huy hiệu quả tổ giao dịch tại cơ sở ở Lộc Ninh
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Quy định mới về mức phí đấu giá quyền sử dụng đất
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ nhất
- ·Đề xuất bắt buộc doanh nghiệp dùng hóa đơn điện tử thay hóa đơn giấy
- ·Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Đồng thuận từ một quy ước khu dân cư
- ·Dịch cúm A/H5N1 “nóng bỏng” trở lại
- ·Phát triển xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Tổ chức Tết trồng cây thiết thực, hiệu quả