设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【du đoán bóng đá hom nay】Chủ động phòng, chống dịch bệnh 正文

【du đoán bóng đá hom nay】Chủ động phòng, chống dịch bệnh

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-09 10:58:08

Hiện nay,ủđộngphngchốngdịchbệdu đoán bóng đá hom nay thời tiết nắng nóng nên tình hình dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm đang có những diễn biến phức tạp. Vì thế, huyện Châu Thành đã tăng cường thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Ông Công luôn chủ động dùng nhiều biện pháp phòng, chống bệnh gây hại cho cây trồng.

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh về công tác phòng chống dịch tả lợn (heo) châu Phi, huyện Châu Thành đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với bệnh dịch tả lợn (heo) châu Phi xâm nhiễm địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi kịp thời báo với cơ quan chức năng về những hiện tượng bất thường trên đàn heo và không quay lưng với thịt heo, thực phẩm từ heo không nhiễm bệnh.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm dịch tả heo vào địa bàn huyện, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ heo, sản phẩm heo không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, người dân, cán bộ cơ sở chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp heo mắc bệnh, không để lây lan ra diện rộng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, môi trường do bệnh này gây ra.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành Trần Hồng Đức cho biết: Theo kế hoạch, ngành sẽ thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến dịch tả lợn (heo) châu Phi để thông báo cho nội bộ ngành nông nghiệp, kịp thời báo cáo lãnh đạo địa phương. Sau đó, thông qua đài truyền thanh, cán bộ kỹ thuật thông báo cho người dân được nắm và yên tâm chăn nuôi, sử dụng thực phẩm thịt heo. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm dịch, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển heo và sản phẩm heo không rõ nguồn gốc vào địa bàn huyện.

Cùng với đó, ngành chức năng thường xuyên tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn heo, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Thực hiện đầy đủ các bước kể cả những việc đơn giản như: vệ sinh chuồng trại hàng ngày; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống… Ngành nông nghiệp huyện còn phối hợp, tuyên truyền tiểu thương cung cấp thực phẩm đã kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng; giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển heo; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi buổi họp chợ…

Nhờ có sự chủ động cũng như tuyên truyền kịp thời của ngành chức năng mà những hộ nuôi heo trên địa bàn huyện cũng phần nào an tâm. Ông Dương Hoàng Khải, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Lợi, ở xã Đông Thạnh, chia sẻ: “Hợp tác xã chuyên nuôi heo nên cũng rất quan tâm đến tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn (heo) châu Phi. Tuy địa phương ở xa nhưng phòng tránh vẫn là tốt nhất. Hiện trại heo còn trên 10 heo nái trong giai đoạn sinh sản và hơn 20 heo thịt. Vì vậy, để phòng bệnh, chúng tôi thường xuyên áp dụng tốt những quy chuẩn nuôi vệ sinh an toàn, tiêm phòng đầy đủ để heo đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng”.

Không chỉ chăm lo cho vật nuôi, ngành chức năng huyện Châu Thành cũng rất quan tâm đến thế mạnh chủ lực là kinh tế vườn với gần 10.700ha trồng cây ăn trái. Những năm gần đây, tổng sản lượng thu hoạch trái cây của huyện giảm trung bình khoảng 10.000 tấn/năm. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh trên cây có múi đặc biệt là cây cam và cây bưởi của người dân bị hư hại. Bà con đã nản, ngại tái sản xuất nên đã chuyển đổi sang trồng cây mít Thái, cây chanh không hạt. Với phần diện tích cam, bưởi còn lại, ngành nông nghiệp huyện đã tích cực vận động người dân chăm sóc theo hướng hữu cơ, giảm bón phân hóa học, tăng cường cải tạo đất để giúp cây phát triển bền vững, cho chất lượng cao. “Đối với các loại dịch bệnh như vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân xử lý bệnh theo đúng kỹ thuật, cách ly cây bệnh, thiêu hủy chứ không bỏ vào nguồn nước, không để gần cây khác tránh lây lan”, ông Trần Hồng Đức cho biết thêm.

Hiện nay, thay thế cho cây cam và bưởi, cây mít đang dần chiếm vị thế với hơn 325ha, bởi cây mít dễ trồng, cho năng suất khá mà giá cao. Tuy nhiên, mít vẫn bị sâu bệnh như nứt thân xì mủ, xơ đen, thối trái, ruồi đục trái… Ngành chức năng huyện Châu Thành cũng thường xuyên theo dõi bệnh để cảnh báo sớm, đưa ra biện pháp giúp người dân giảm bớt thiệt hại. Năm qua, ngành nông nghiệp huyện đã mời chuyên gia từ Trường Đại học Cần Thơ về địa phương nghiên cứu, tìm nguyên nhân gây bệnh xơ đen. Nghiên cứu tuy chưa đưa ra được kết quả tuyệt đối nhưng vẫn có những giải pháp giúp bà con phòng tránh, giảm được 40% bệnh so với trước đây. Nông dân Lê Thành Công, ở ấp Tân Long, xã Đông Phước A, có 7 công mít đang cho trái cũng rất quan tâm với bệnh xơ đen trên mít. Ông cũng dùng nhiều biện pháp phòng tránh để giữ cho trái mít được chất lượng, mẫu mã đẹp. Ông Công cho biết: “Mít mà bị xơ đen thì giá giảm hơn 8 lần so với trái thường. Vì vậy, tôi cũng lo lắm vì khi trái lớn xẻ ra mới biết, vậy là uổng công mấy tháng chăm sóc. Hy vọng sắp tới các nhà khoa học tìm ra được chủng vi khuẩn để trị dứt điểm loại bệnh này”.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

热门文章

1.68s , 7649.796875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【du đoán bóng đá hom nay】Chủ động phòng, chống dịch bệnh,88Point  

sitemap

Top