Kinh tế quý 2 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn Triển vọng tăng trưởng năm 2023 dự báo kém khả quan Thấy gì từ bức tranh tăng trưởng kinh tế quý 1 của 5 thành phố trực thuộc Trung ương?ấtquánmụctiêugiữvữngổnđịnhkinhtếvĩmôkết quả krasnodar Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi họp báo. Chiều 3/4 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức họp báo thường kỳ tháng 3/2023. Buổi họp báo diễn ra ngay sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023.
Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, người phát ngôn của Chính phủ cho biết, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương thống nhất nhận định quý 1/2023 vừa đi qua, có rất nhiều khó khăn, thách thức dưới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới.
Cụ thể, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, kinh tế thế giới có xu hướng sụt giảm, giá một số mặt hàng chiến lược không ổn định, lạm phát thế giới hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Các rủi ro gia tăng, nhất là thị trường tài chính, ngân hàng toàn cầu; một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu phải ngừng hoạt động, phá sản, trong đó có cả những ngân hàng có lịch sử lâu đời. Sức mua từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU giảm sút...
Ở trong nước, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu còn hạn chế. Số lượng đơn hàng, chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 3 và quý 1/2023 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với nhiều điểm sáng, thực hiện được các mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao. Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, thu đủ chi, xuất đủ nhập khi xuất siêu 4,07 tỷ USD.
Vì thế, dẫn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chủ động, tích cực và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Đặc biệt, Chính phủ nhấn mạnh tiếp tục nhất quán mục tiêu bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại. Bảo đảm 4 cân bằng giữa lãi suất và ty giá; giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; giữa chính sách tiền tệ và tài khóa; giữa tình hình bên trong và bên ngoài.
Thủ tướng cũng chỉ đạo tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận và đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới đây một cách hợp lý và ưu tiên cho các lĩnh vực cần phải ưu tiên như chúng ta đã xác định. Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA)...
顶: 128踩: 1
【kết quả krasnodar】Nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
人参与 | 时间:2025-01-10 10:14:41
相关文章
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Xử phạt hơn 300 triệu đồng vì bán hàng giả trên mạng xã hội
- Ai dẫn đầu trong cuộc chiến sàn thương mại điện tử ở Việt Nam?
- Các ‘ông lớn’ bất động sản đang kinh doanh ra sao?
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- Thống nhất trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc
- Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần giảm 3
- Bảo Việt 60 năm
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- Giá vàng hôm nay 3/11: Kết tuần tăng kịch trần
评论专区