发布时间:2025-01-27 17:52:49 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thoái vốn,áivốntheolộtrìnhđểtậndụngnhiềunguồnlựlịch đấu al nassr Chính phủ đã đồng ý nguyên tắc thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư. Như vậy, liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc trước đó-yêu cầu DN có trách nhiệm phải bảo toàn vốn đầu tư của Nhà nước tại DN?
Tại Nghị quyết 15/NQ-CP, Chính phủ cho phép DN được thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất đầu tư. Về cơ bản, nội dung này phù hợp với quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có bổ sung quy định DN được phép thoái vốn dưới mệnh giá.
Mặc dù giá bán đó thấp hơn giá trị sổ sách, nhưng có khoản dự phòng bù đắp thì vẫn bảo toàn được vốn. Trước đây là theo nguyên tắc, thoái vốn bằng mệnh giá và không thấp hơn giá trị sổ sách, thì quy định này đã thoáng hơn theo cơ chế mở vì đã được bù đắp từ khoản dự phòng tổn thất đầu tư này.
Ngoài ra, một hướng mở nữa được quy định tại Nghị quyết 15 là cho phép DNNN được chào bán ra công chúng số cổ phần đã đầu tư tại các công ty đại chúng có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định. Điều này “giải thoát” cho rất nhiều DN vì theo Luật Chứng khoán, bị lỗ thì không được thoái vốn.
Nhưng Nghị quyết 15 là giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ vướng mắc quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 của Chính phủ vì thời gian qua Bộ Tài chính nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là không thực hiện được việc thoái vốn theo lộ trình được duyệt vì một số DN có vốn góp là công ty đại chúng có kết quả kinh doanh thua lỗ. Thực hiện giải pháp này cũng sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thoái vốn của các DN.
Trường hợp DN nào được áp dụng nguyên tắc này và những lo ngại về không bảo toàn vốn Nhà nước sẽ được giải quyết ra sao, thưa ông?
Bán theo cách nào thì cũng phải đảm bảo hiệu quả nhất, đồng thời ràng buộc và quy định rõ trách nhiệm của hội đồng thành viên, của ban điều hành DN cũng như của những người quyết định khoản đầu tư.
Trường hợp thực sự mất vốn hoàn toàn tức là có đấu giá, chấp nhận bán theo phương thức thỏa thuận nhưng dưới giá trị sổ sách quá nhiều, thì phải kiểm điểm trách nhiệm của người quyết định đầu tư, sau đó là trách nhiệm của chủ sở hữu. Sau khi tính toán các khoản đền bù, xử lý trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quyết định đầu tư, thì đại diện chủ sở hữu là các bộ chủ quản cùng với Bộ Tài chính xem xét thực hiện thoái vốn theo đúng Nghị định 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết về thoái vốn cũng như các hướng dẫn.
Trong trường hợp DNNN đang "ăn nên làm ra" tại các DN đầu tư ngoài ngành, có được lùi thời điểm thoái vốn đã được chốt vào năm 2015 theo yêu cầu của Chính phủ không, thưa ông?
Tất cả DN đi đầu tư ngoài ngành đều nói tại thời điểm đầu tư lãi, nhưng có ai biết được thời gian sau sẽ lỗ. Bên cạnh đó, bản chất DNNN thành lập ra theo chỉ đạo của Chính phủ, đầu tư theo ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định. Một trong những mục tiêu mà DNNN phải gánh vác là những lĩnh vực, ngành nghề mà các DN khác không muốn đầu tư, chưa đầu tư được, hoặc không được phép đầu tư... thì DNNN phải làm. Còn những lĩnh vực DNNN làm được thì các DN khác cũng có thể làm được.
Do đó, nếu không phải ngành nghề kinh doanh chính thì Chính phủ yêu cầu phải rút hết, lãi cũng phải rút.
Chính phủ giao Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định để thực hiện có kết quả Nghị quyết 15 của Chính phủ. Ông có thể cho biết một số nội dung liên quan đến thoái vốn đầu tư ngoài ngành sẽ được Bộ Tài chính cụ thể hóa trong dự thảo này?
Trong dự thảo Quyết định để thực hiện Nghị quyết 15 của Chính phủ sẽ quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, bộ ngành, chủ sở hữu, trong đó có trách nhiệm của SCIC tiếp nhận, thoái vốn, nhận vốn đầu tư ngoài ngành của các DN ra sao để đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, dự thảo Quyết định cũng sẽ nhắc lại một số quy định cũ nhưng theo hướng mở rộng, hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ, khi thoái vốn vẫn phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc mà Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ là thoái vốn theo thị trường, công khai, minh bạch, có lộ trình nhằm kêu gọi và tận dụng được nguồn lực của các nhà đầu tư tham gia. Đồng thời, có bán công khai mới biết giá trị thực của tài sản DN đang sở hữu. Thời hạn vẫn chốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ là trước ngày 31-12-2015.
Tuy nhiên, Quyết định cũng sẽ nêu rõ, trong trường hợp DN không thoái được vốn phải chuyển phần vốn đầu tư ngoài ngành đó cho những tổ chức có chức năng tiếp nhận quản lý vốn Nhà nước theo hình thức thoái vốn, thì ngay cả trong tình huống thoái vốn này, cũng phải theo thị trường, công khai, minh bạch và có lộ trình.
Ông nhận định ra sao khi theo yêu cầu của Chính phủ, trong vòng 2 năm (2014- 2015) phải cổ phần hóa 432 DN theo phương án đã phê duyệt là một nhiệm vụ khá nặng nề, bởi trong 2 năm 2011-2012 chỉ cổ phần hóa được 99 DN?
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN đến năm 2015 của Chính phủ, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các Bộ trưởng quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm về con số này. Các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh phải rà soát, có giải pháp cụ thể, nếu trường hợp không thể cổ phần hóa vì vướng thì phải báo cáo bộ chức năng và nếu vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 Bộ trưởng (Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính) và các vụ cục chức năng thì Bộ Giao thông vận tải có thể tiến hành cổ phần hóa hơn hơn chục Tổng công ty.
Cổ phần hóa các Tổng công ty khó như thế mà Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vẫn cam kết có thể thực hiện được hơn chục Tổng công ty thì tôi nghĩ con số 432 DN phải cổ phần hóa đến năm 2015 là có thể thực hiện được. Bởi đối với các DN độc lập, cổ phần hóa sẽ dễ hơn rất nhiều, hoặc nếu trường hợp không cổ phần hóa được thì chuyển đổi, giao bán, khoán…
Đó là chưa kể, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng tháng Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh sẽ trực tiếp giao ban, tháo gỡ khó khăn về tình hình tái cơ cấu DNNN. Theo đó, các bộ, UBND các tỉnh và chủ sở hữu sẽ chủ động ngồi lại với nhau để rà soát lại, nếu thấy DN nào cổ phần hóa được thì làm ngay, vướng mắc thì có phải pháp tháo gỡ kịp thời…
432 DN phải cổ phần hóa là con số các bộ, ngành, UBND các tỉnh đăng ký để Chính phủ phê duyệt nhưng nếu rà soát lại, có thể có con số cao hơn. Tôi nghĩ rằng, cách thức thực hiện Nghị quyết đã nêu rồi, thể chế có rồi, nếu các bộ ngành, địa phương làm quyết liệt, rà soát kỹ thì cổ phần hóa sẽ nhanh và con số 432 có thể hoàn thành.
PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh(thực hiện)
相关文章
随便看看