Báo Ngày Naycho biết,ốnsáchCodexLeicesterthểhiệnchấtthiêntàicủket quá bong da cuốn sách Codex Leicerster của Leonardo da Vinci được viết vào khoảng năm 1508, là một trong 30 cuốn ghi chép trong suốt cuộc đời của ông. Cuốn sổ gồm 72 trang giấy bằng vải lanh với hơn 300 ghi chú và các bản vẽ chi tiết, hầu hết các ghi chú đều liên quan đến đề tài nghiên cứu nước và chuyển động của nước. Các ghi chép trong cuốn số cũng giải thích vì sao các hóa thạch lại hay được tìm thấy tại những vùng núi, lý do tại sao các hóa thạch hình thành, và tại sao Mặt trăng lại phát ra ánh sáng… thể hiện với văn phong lôi cuốn và đậm chất nghệ thuật.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng da Vinci đã ghi chép lại những nghiên cứu và phác thảo nền của bức họa nổi tiếng Mona Lisa trong cuốn sổ này.
Cuốn sách Codex Leicester được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ Thuật Phoenix
Alex Bortolot, người phụ trách triển lãm tại Viện Nghệ thuật Minneapolis nhận định, “hiểu rõ thế giới về cả mặt vĩ mô và vi mô; cấu trúc tổng thể đều được ông phản ánh qua từng chi tiết”. Leonardo da Vinci thường sử dụng kiến thức của ông về các vấn đề nhỏ để giải thích những vấn đề lớn, liên kết các kiểu mẫu người với nhau trong một thế giới rộng lớn hơn. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao Leonardo đã có rất nhiều những khám phá khoa học xuất sắc dù thiếu tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, theo Dân Việt.
Trong số 30 công trình khoa học của Leonardo da Vinci thì quyển sách “Codex Leicester” là nổi tiếng hơn cả. Điểm đặc biệt của cuốn sổ là kỹ thuật mirror writing (viết ngược) độc đáo của Leonardo da Vinci. Cách viết ngược từ phải sang trái này bắt buộc phải sử dụng một chiếc gương mới có thể đọc được. Nhiều người cho rằng, ông làm thế để giữ bí mật các nghiên cứu của mình, còn theo một giả thiết khác thì mirror writing là đặc điểm của cá nhân ông.
Cuốn sách Codex Leicester hiện đang là cuốn sách đắt giá nhất thế giới
Cuốn sổ tay được phát hiện vào năm 1690 trong tay một nhà điêu khắc tại Milan, người nghiên cứu các tác phẩm của Da Vinci. Sau đó năm 1717, nó được mua lại bởi bá tước Thomas Coke, bá tước đầu tiên của Leicester và cuốn sổ cũng được đặt tên là “Codex Leicester”. Hơn 2 thế kỷ sau, cuốn sổ tay được bán đấu giá với giá 5,12 triệu USD cho Armand Hammer, một nhà sưu tập nghệ thuật đồng thời là một nhà công nghiệp cực kỳ giàu có. Đến năm 1994, cuốn sổ tay lập kỷ lục là cuốn sách đắt nhất thế giới tại một cuộc đấu giá khi tỷ phú Bill Gates bỏ ra khoản tiền lên tới 30,8 triệu USD để sở hữu nó. Kể từ đó, cuốn sổ tay được tỷ phú cho các viện bảo tàng từ Sydney đến Tokyo hay Dublin mượn để trưng bày.
Hiện một buổi triển lãm Codex Leicester đang diễn ra tại Viện Nghệ thuật Minneapolis nhằm khám phá những góc nhìn rộng hơn về thiết kế nghệ thuật.
Đinh Ly(T/h)
Thử độ bền của điện thoại iPhone bằng súng AK-47