当前位置:首页 > Cúp C1

【luật đánh phỏm】Chung sức giảm nghèo bền vững

Về thăm Dầu Tiếng hôm nay, những ngôi nhà lụp xụp, những con đường gồ ghề đã được thay mới bằng những ngôi nhà khang trang, đường nhựa thẳng tắp đến tận khu phố, ấp. Kết quả đó là nhờ vào công tác giảm nghèo của huyện với những chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc xây nhà ở, dạy nghề, tạo công ăn việc làm để giúp hộ nghèo (HN) thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng trên quê hương Dầu Tiếng yêu thương.

 Hội Bảo trợ Người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh vận động Điện máy Trung Thảo ủng hộ xây tặng nhà tình thương cho hộ khuyết tật khó khăn ở Dầu Tiếng

 Không còn HN khó khăn về nhà ở

Xây dựng nhà ở cho HN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện giúp người nghèo có nơi “an cư” để “lạc nghiệp”. Chính vì vậy, nhiều năm nay huyện đã tích cực rà soát, lập danh sách xây mới, sửa chữa nhà ở cho HN. Công tác này được thực hiện đúng quy trình, minh bạch, công khai, chính xác… đó là những gì bà Ngô Thị Xuyến, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) huyện khẳng định với chúng tôi. Bà Xuyến cho biết mỗi năm thực hiện sự chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH về việc rà soát nhà ở của HN, Phòng LĐ- TB&XH giao về các xã, thị trấn lập danh sách. Căn cứ danh sách địa phương gửi về, phòng tiếp tục tham mưu UBND huyện thành lập đoàn khảo sát lại một lần nữa để có con số chính xác, cụ thể. Sau đó, đoàn họp lại thống nhất phương án xây, sửa nhà cho các đối tượng đã được khảo sát.

Có được danh sách cụ thể, Phòng LĐ-TB&XH huyện bắt đầu triển khai xây dựng từ “Quỹ vì người nghèo” huyện và nguồn vận động. 3 năm qua (2016- 2018), toàn huyện đã và đang xây, sửa 64 căn nhà cho HN. Nhiều nhất là năm 2018 với 27 căn; mỗi căn xây dựng 80 triệu đồng, sửa chữa 50 triệu đồng. Quan tâm, chăm lo đến nhà ở cho HN nên đến nay huyện Dầu Tiếng không còn HN khó khăn về nhà ở. Được sống trong ngôi nhà mới, khang trang là niềm mơ ước của những người khó khăn như bà Nguyễn Thị Gái (SN 1961), ấp Bàu Cây Cám, xã Thanh An. Ước mơ đó cũng thành hiện thực khi mới đây (tháng 8-2018), bà được xây tặng căn nhà với diện tích 48m2, kinh phí xây dựng 60 triệu đồng. Số tiền đó được huyện vận động từ gia đình ông Trương Văn Dũng (phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) trao tặng. Tại lễ bàn giao nhà, gia đình bà còn được nhận những phần quà ý nghĩa trong sinh hoạt như: Nồi cơm điện, bếp gas, quạt…

Dạy nghề, giải quyết việc làm

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn nên được huyện Dầu Tiếng xem là “chìa khóa” để giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, những năm qua, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương phải thực hiện tốt công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động thuộc HN.

Thực hiện chỉ đạo của huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện đã xây dựng kế hoạch; tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, kể cả lao động là người khuyết tật cũng như nhu cầu sử dụng qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, từ đó định hướng cho người lao động học các nghề mà doanh nghiệp cần; mời các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo và tiếp nhận lao động... Điển hình trong việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động là Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng. Công ty chủ yếu cần thợ cạo mủ, huyện đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề cạo mủ cao su. Các lớp học có cán bộ công ty đến hỗ trợ và cho học viên thực hành để có thêm kinh nghiệm. Sau khi học xong, học viên dễ dàng được nhận vào làm việc tại công ty.

Trong công tác đào tạo nghề, ngành nghề được huyện lựa chọn đào tạo đều đáp ứng nhu cầu thực tiễn đời sống. Sau khi học, người lao động có thể tự tạo việc làm tại nhà, hoặc xin việc làm trong các công ty, xí nghiệp, nông trường, trang trại. Cụ thể từ năm 2016 đến nay, Dầu Tiếng đã mở được 29 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 800 học viên; trong đó có nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp như: May gia dụng, nấu ăn đãi tiệc, trồng và chăm sóc cây có múi, trồng nấm… Song song với đào tạo nghề, huyện còn giới thiệu việc làm cho lao động, đặc biệt quan tâm đến con em HN với con số hàng ngàn lao động được giới thiệu, có việc làm ổn định mỗi năm. “Qua đào tạo nghề đã dần làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ có thêm cơ hội chọn nghề, phát triển thêm nhiều nghề mới cho thu nhập ổn định”, bà Xuyến khẳng định.

Quả thật là như vậy, qua tiếp xúc với một số trường hợp là con em HN đã được học nghề, tạo việc làm ổn định, họ đã tự tin hơn nhiều và không còn mặc cảm là sinh ra trong gia đình khó khăn. Bản thân họ cũng đã nỗ lực rất nhiều để làm tốt công việc được giao, nỗ lực phát triển kinh tế gia đình. Chính vì vậy, những đối tượng thuộc HN năm nào giờ đã được nhận giấy chứng nhận thoát nghèo, trở thành những gia đình khá giả của huyện.

 THIÊN LÝ

分享到: