【tỷ số trận bỉ】Chống ngập chưa bền vững

作者:Cúp C2 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 14:57:08 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Những ngày qua, triều cường dâng cao đột ngột làm vỡ và ngập tràn nhiều tuyến đê bao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Triều cường dâng cao đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vùng Nam Cà Mau, tập trung ở các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân. Nước mặn ngập tràn bờ và lộ giao thông với tổng chiều dài 232 km, làm bể 1.193 m đê bao, thiệt hại trên 11.131 ha lúa và hoa màu, 180 ha muối và gần 500 ha nuôi thuỷ sản bị ngập khiến tôm, cá thất thoát.

Thiệt hại nặng nề

Ngoài ra, mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao làm ảnh hưởng đến sản xuất của bà con vùng ngọt hoá huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và TP Cà Mau, sập 9.330 ha lúa, thiệt hại 228 ha rau màu...

Tại huyện Ngọc Hiển, triều cường dâng cao vào các ngày 5, 6 và 7/12 khiến nhiều đoạn trên đường Hồ Chí Minh ngập với chiều dài gần 1 km, có nơi ngập sâu khoảng 30-40 cm, nên có rất nhiều xe bị chết máy giữa đường. Nước ngập cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, học tập của học sinh và sản xuất, kinh doanh, mua bán của người dân. Triều cường dâng cao làm ngập hàng trăm nền nhà dân, thiệt hại nặng trên 31 ha nuôi thuỷ sản, 41 hầm cua và cá kèo giống, ước tính thiệt hại trên 715 triệu đồng.

Thuỷ triều các ngày 5, 6 và 7 /12 dâng cao làm ngập nhiều đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh. (Trong ảnh: Đoạn ngập trên địa bàn xã Viên An, huyện Ngọc Hiển).

Người dân địa phương cho biết, bình thường triều cường lên chủ yếu vào những ngày giữa và cuối tháng, từ khoảng 4 giờ đến 7 giờ sáng và buổi chiều từ khoảng 17 giờ đến 19 giờ. Tuy nhiên, những ngày qua, triều cường lên bất ngờ và dâng cao đột ngột khiến nhiều người dân không kịp trở tay.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai thừa nhận, trong một thời gian dài công tác quản lý quy hoạch và phát triển đô thị mắc phải một số sai lầm: các vùng ven sông lại phát triển đô thị, kinh rạch bị lấn chiếm cản trở dòng chảy, xây dựng đê bao khép kín các tiểu vùng… Điều đó dẫn đến hệ quả là hàng ngàn héc-ta đất chứa nước biến mất... Triều cường dâng cao gây ra tình trạng nước ùn, gây ngập tràn cục bộ ở nhiều nơi là điều không thể tránh khỏi.

Thực tế cho thấy, tình trạng triều cường dâng cao gây thiệt hại cho sản xuất năm sau tăng cao hơn năm trước. Theo ghi chép của phóng viên, những tháng cuối năm 2015, đầu năm 2016, triều cường làm thiệt hại gần 20 tỷ đồng. Năm 2016, đầu năm 2017, thiệt hại trên 25,2 tỷ đồng. Những tháng cuối năm 2017, mưa lớn kết hợp với triều cường gây thiệt hại cho sản xuất, ước tính khoảng 42,5 tỷ đồng, con số này còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới và những năm tiếp theo. Đó là con số thiệt hại trước mắt, còn về lâu dài, khi nước mặn tràn vào nội đồng gây ảnh hưởng đến sản xuất, việc khắc phục sẽ còn nặng nề hơn.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, triều cường trên các sông, rạch trong tỉnh đang vào mùa dâng cao nhất trong năm. Theo đó, đỉnh triều cao nhất sẽ xuất hiện, kéo dài trong những ngày tới. Dự báo mực nước cao nhất tại các trạm như sau: trên sông Cửa Lớn (huyện Năm Căn) từ 1,57-1,75 m; sông Ông Đốc (huyện Trần Văn Thời) từ 0,9-1 m; sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) từ 2,2-2,25 m.

Hiện nay, không khí lạnh phía Bắc đang liên tục tăng cường và di chuyển xuống phía Nam. Do vậy, khi gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh kết hợp với triều cường, mực nước trên các sông, vùng ven biển có khả năng dâng cao hơn so với dự báo. Vì vậy, Nhân dân cần đề phòng ngập lụt cục bộ ở các vùng trũng và sạt lở đất vùng ven sông, ven biển…

Chống tràn cứ chống, ngập vẫn cứ ngập

Kỹ Sư Nguyễn Văn Thước, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh, đề xuất, để có giải pháp hiệu quả và lâu dài, ngoài quy hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, tỉnh cần mở các cuộc hội thảo khoa học để các viện, các trường, các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tìm những giải pháp ứng phó nước biển dâng mang tính bền vững và lâu dài. Thực tế đã qua, các giải pháp như nâng cấp hệ thống đê bao, nâng mặt đường... chỉ là giải pháp tạm thời, mang tính cục bộ và đang bộc lộ rõ hạn chế, xảy ra nhiều hệ luỵ như nâng cấp chống ngập chỗ này nhưng nước dồn ngập sang chỗ khác.

Trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau trung tuần tháng 10 vừa qua, ông Laurent Umans, Thư ký thứ Nhất của Đại sứ quán Hà Lan và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tại Việt Nam về vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng đến sinh kế của người dân các địa phương ven biển, chia sẻ những kinh nghiệm của Hà Lan trong việc ứng phó với các hiểm hoạ nước biển dâng.

Theo ông Laurent Umans, khi nước biển dâng cao, để bảo đảm an toàn cuộc sống của người dân, có thể làm “đê cứng”, xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi để kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước trong vùng, giảm thiệt hại do nước gây ra.

Thực tế cho thấy, thuỷ lợi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước của các vùng. Vì thế, cần phải đặc biệt chú trọng xây dựng, phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thuỷ lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thuỷ lợi, dự án trong tương lai. Các biện pháp công trình kiểm soát thuỷ triều dâng cao là làm đê bao, bờ bao và hệ thống cống điều tiết nước. Đê bao là những đường, những con đê được xây dựng vững chắc, cao hơn đỉnh triều cường để nước không tràn qua. Việc xây dựng các đê kiên cố hoá đê bao là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn.

Giải pháp dễ làm, khả thi, ít tốn kém và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên là trồng rừng phòng hộ ven biển ở tất cả những bãi sình lầy, những nơi có thể trồng được các loại cây: mắm, đước, bần, sú, vẹt. Bãi giữ đất được rộng từ 300-1.000 m, phía bên trong là đê, kết hợp với đường giao thông sẽ tạo tuyến dân cư an toàn, tạo sinh kế cho người dân chấp nhận sống chung với nước dâng cao./.

Trung Đỉnh

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có Văn bản hoả tốc số 8515 (ngày 26/10/2017) gửi đến thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở NN&PTNT và UBND các huyện, TP Cà Mau về việc tăng cường phòng, chống thiệt hại do mưa lớn kết hợp triều cường trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với UBND các huyện: U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời và TP Cà Mau chỉ đạo kiểm tra, nắm tình hình ngập úng trên địa bàn, nhất là khu vực rừng U Minh Hạ. Đồng thời, hướng dẫn người dân bơm, tát nước để bảo vệ các trà lúa, rau màu đã xuống giống, kịp thời điều tiết đóng, mở cống tiêu thoát nước chống ngập úng, xổ phèn phục vụ sản xuất, nhu cầu vận chuyển hàng hoá của Nhân dân và ngăn triều cường xâm nhập vùng ngọt hoá.
Đối với UBND các huyện ven biển, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu phối hợp với Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra các vị trí đê xung yếu, kịp thời xử lý các sự cố ngập tràn khi có xảy ra để bảo vệ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Tuyên truyền, vận động Nhân dân bồi đắp các vị trí xung yếu, rào chắn bờ vuông, di dời, kê cao các vật dụng trong gia đình.

最近更新