【bảng xếp hạng bàn thắng ngoại hạng anh】Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

时间:2025-01-11 21:36:39来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Mục tiêu tăng trưởng GDP 7% là có cơ sở nhưng vẫn cần thận trọng Khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024

Báo cáo kinh tế - xã hội 8 tháng vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy,ụctiêutăngtrưởngkhảthihơnnhờkinhtếthếgiớiđangphụchồbảng xếp hạng bàn thắng ngoại hạng anh bức tranh kinh tế Việt Nam trong 8 tháng đầu năm có nhiều tín hiệu tích cực, đây sẽ là tiền đề quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024. Để làm rõ hơn những cơ hội đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh: ST

Năm 2024 đã đi được hơn 2/3 chặng đường, ông đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm?

Nhìn chung, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm có sự phục hồi tích cực. Báo cáo kinh tế - xã hội 8 tháng của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, cả nước cũng có hơn 168,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về xuất nhập khẩu, tính chung 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng năm 2024 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%).

Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng 6,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Để có được kết quả trên, tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp và nhất là những người nông dân, đã bảo bảo mức độ tăng trưởng GDP tương đối cao cho Việt Nam những tháng đầu năm 2024.

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi
Việt Nam cần tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển. Ảnh: KL

Với tín hiệu tích cực về bức tranh kinh tế những tháng đầu năm, theo ông, liệu Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024 như mục tiêu đã đề ra?

Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi tốt, cộng với những nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đưa ra những chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển, đưa số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên, công ăn việc làm của người dân tăng lên, tạo ra những cơ hội để Việt nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn, xuất nhập khẩu đang đạt hơn 100% GDP, nên Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nước ngoài, trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nhiều lĩnh vực hoạt động gặp khó khăn. Cùng với đó, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đang đối diện với nhiều thách thức, điều này có thể sẽ tạo ra tác động đến tăng trưởng và xuất khẩu của Việt Nam.

Ở trong nước, dù tăng trưởng kinh tế đã có tín hiệu tích cực, tuy nhiên, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động vẫn xấp xỉ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, điều đó chính tỏ cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ.

Trong bối cảnh đó, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, từ nay đến cuối năm Việt Nam nên đẩy manh chuyển đổi sang nền kinh tế số, chính phủ điện tử, cải cách thể chế và cắt giảm những thủ tục hành chính, chi phí ngoài pháp luật để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nói thì dễ như vậy, nhưng để thực hiện được, đòi hỏi những nỗ lực nghiêm túc của các cấp chính quyền, địa phương và các bộ, ngành trong thời gian tới.

Ông vừa nhắc đến giải pháp là thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đang gặp khó về nguồn vốn trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh? Vậy cần có giải pháp như thế nào cho doanh nghiệp trong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thưa ông?

Doanh nghiệp Việt Nam có tới 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên việc tiếp cận nguồn tài chính cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là không hề dễ dàng. Vì thế, để gỡ khó cho doanh nghiệp trong vấn đề này, theo tôi, Chính phủ phải có một chuyên đề làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại, từ đó, có những chính sách thuận lợi hơn để doanh nghiệp tiếp cận vốn thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Bên cạnh chính sách hỗ trợ của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động hơn trong vấn đề tiếp cận thông tin, kiến thức liên quan đến chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đặc biệt doanh nghiệp cũng nên tham gia các khóa đào tạo liên quan đến những vấn đề này để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực thi dự án, từ đó, thuyết phục được các tổ chức tín dụng cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

相关内容
推荐内容