【bdkq pháp】Chuyển đổi số để đáp ứng công tác quản lý, điều hành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng
Hải quan Hải Phòng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu qua địa bàn | |
Hải quan Hải Phòng: 5 hoạt động trọng tâm phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp | |
Hải quan Hải Phòng triển khai loạt giải pháp tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu |
Cục trưởng Nguyễn Duy Ngọc (đứng) báo cáo về Đề tài “Chuyển đổi số công tác quản lý, điều hành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng”. |
Bám sát các nội dung nêu trên và từ thực tiễn cơ sở, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã xây dựng“Kế hoạch Chuyển đổi số của Cục Hải quan TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tập trung nghiên cứu và đề ra giải pháp để triển khai toàn diện Kế hoạch này.
Một trong những mục tiêu trọng tâm Cục Hải quan TP Hải Phòng đang hướng tới là triển khai chuyển đổi số công tác quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp, đảm bảo mọi chỉ đạo, điều hành, phân công, theo dõi công việc của lãnh đạo và báo cáo kết quả thực hiện của công chức được thực hiện trên môi trường mạng, ứng dụng các công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (như trợ lý ảo AI, BigData, Data analytics...); xây dựng thành công môi trường làm việc điện tử, hướng tới môi trường “phi giấy tờ” trong thời gian tới.
Thực trạng hệ thống CNTT nội ngành Hải quan và xu hướng thực hiện Chuyển đổi số công tác quản lý, điều hành
Năm 2014, ngành Hải quan triển khai hệ thống VNACCS/VCIS, cùng với đó là mô hình ứng dụng và cơ sở dữ liệu ngành Hải quan thay đổi từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung về Tổng cục Hải quan.
Việc xây dựng mô hình tập trung là một yêu cầu tất yếu để đảm bảo việc triển khai các ứng dụng được nhanh chóng, giảm chi phí. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những khó khăn, bất cập đối với Hải quan địa phương khi muốn xây dựng, bổ sung các chức năng phục vụ mục tiêu quản lý riêng, đặc thù của từng đơn vị.
Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay của ngành Hải quan chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề liên quan đến việc thông quan hàng hoá và quản lý thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ hải quan, chưa tập trung sâu vào phân tích, đánh giá dữ liệu hoặc sản sinh ra giá trị gia tăng từ dữ liệu phục vụ nhu cầu công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp. Hiện tại, các đơn vị đang sử dụng các công cụ tin học văn phòng (word, excel...) hoặc sử dụng sổ giấy để theo dõi, tra cứu, quản lý các nội dung mà Hệ thống ngành Hải quan chưa đáp ứng hoặc chưa có, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp (tình trạng thông tin báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên còn chậm trễ, chưa kịp thời; cấp trên không chủ động trong việc triển khai các công việc do chưa có đủ thông tin cần thiết,…).
Theo xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Hải quan đã và đang nỗ lực đổi mới, tập trung nghiên cứu, tin học hoá các quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về Hải quan và đổi mới mô hình tổ chức bộ máy để làm nền tảng cho việc triển khai tái thiết kế toàn bộ hệ thống CNTT nội ngành với kỳ vọng sau khi đưa vào triển khai sẽ đem lại hiệu quả to lớn cả về kinh tế và xã hội và là bước đột phá chiến lược để xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Để phù hợp cho quá trình này, một yêu cầu rất cấp thiết đặt ra đối với các Cục Hải quan địa phương là cần tiến hành số hóa công tác quản lý, điều hành thay cho phương thức thủ công, truyền thống như hiện nay.
Do vậy, việc Cục Hải quan TP Hải Phòng chủ động nghiên cứu để triển khai nội dung “Chuyển đổi số công tác quản lý, điều hành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng” đã đảm bảo tính mới, thiết thực, phù hợp với xu hướng và yêu cầu cải cách, hiện đại hoá ngành Hải quan trong giai đoạn tới.
Cục Hải quan TP Hải Phòng đề ra phương hướng để thực hiện như sau:
- Số hóa và chuyển đổi số tất cả các thao tác xử lý nghiệp vụ, công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.
- Xây dựng hệ thống CNTT trên cơ sở tích hợp tất cả các công cụ, ứng dụng phần mềm vào một hệ thống duy nhất, mỗi CBCC tương tác trên 1 tài khoản duy nhất trên hệ thống và trong suốt quá trình công tác tại Cục Hải quan TP Hải Phòng.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, thành tựu CNTT hiện đại vào hoạt động quản lý, điều hành, hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.
- Xây dựng hệ thống CNTT trên cơ sở đa nền tảng, cho phép người sử dụng sẵn sàng hoạt động mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị (từ máy tính để bàn, máy tính bảng cho tới thiết bị di động).
- Xây dựng hệ thống CNTT có khả năng linh hoạt mở rộng, tương tác, tích hợp với các hệ thống đã có hoặc chưa có với các hệ thống nội bộ ngành Tài chính, ngành Hải quan cũng như các cơ quan, tổ chức bên ngoài có liên quan.
- Xây dựng hệ thống CNTT có phương thức bảo vệ dữ liệu và bảo mật thông tin tiên tiến, đáp ứng các quy chuẩn bảo đảm về an ninh, an toàn thông tin của Việt Nam và thế giới.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện chuyển đổi số thành công
Để thực hiện thành công việc chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý, điều hành, Cục Hải quan TP Hải Phòng xác định các giải pháp quan trọng đặt ra như sau:
Một là, tập trung xây dựng hạ tầng dữ liệu để chuẩn bị cho chuyển đổi số.
Hai là, tập trung nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án tinh gọn cơ cấu tổ chức, bộ máy và đề xuất điều chỉnh phân công nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục nhằm xoá bỏ các nội dung chồng chéo, không khả thi và không hiệu quả; rà soát, xây dựng ứng dụng thông minh trên nền tảng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo cơ chế vận hành, cập nhật, sử dụng, quản lý thông tin của các hệ thống đủ linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và có sự kết nối, tích hợp các hệ thống tự động xử lý với nhau trên tinh thần tận dụng tối đa những ứng dụng CNTT mà Cục Hải quan TP Hải Phòng đã xây dựng và đang vận hành, xác định rõ từng nội dung cụ thể để thực hiện nâng cấp trong thời gian tới (nếu đáp ứng yêu cầu).
Ba là, hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng kết nối, phát triển hạ tầng thiết bị đồng thời với ứng dụng thông minh: bổ sung, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, máy chủ, máy trạm, hợp các thiết bị thông minh (như máy đọc, camera nhận dạng, máy trả lời tự động, giám sát tự động,…), thiết bị mạng thế hệ mới có tính bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh mạng để triển khai kết nối và xử lý dữ liệu trong nội bộ cơ quan, đơn vị phù hợp với kiến trúc của ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, sẵn sàng cho việc triển khai Đề án Thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số.
Bốn là, đảm bảo an toàn thông tin của hạ tầng số.
Năm là, đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số, cụ thể:
- Xây dựng nguồn nhân lực số: tổ chức đào tạo, chuyển đổi nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, có kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng làm việc trên môi trường số, có kỹ năng khai thác, thống kê nhà nước về Hải quan, kỹ năng năng lực phân tích, xử lý dữ liệu số; xây dựng đội ngũ chuyên gia an ninh mạng để kịp thời theo dõi, phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh mạng, quản trị, vận hành, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu của đơn vị.
- Đảm bảo nguồn lực tài chính: đề xuất Tổng cục Hải quan xây dựng cơ chế kinh phí phù hợp, kịp thời cho Hải quan địa phương chủ động trong việc triển khai xây dựng ứng dụng CNTT, số hóa và chuyển đổi số; phân bổ kinh phí hàng năm, theo từng giai đoạn triển khai nhằm đảm bảo triển khai hạ tầng phần cứng, triển khai hạ tầng phần mềm đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.
Hiệu quả mang lại khi thực hiện chuyển đổi số thành công công tác quản lý, điều hành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng
- Mục tiêu Chuyển đổi số của Cục Hải quan TP Hải Phòng đặt ra đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được thực hiện song hành với mục tiêu của Tổng cục Hải quan hướng tới mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh và phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của TP Hải Phòng được định hướng tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.
- Quá trình thực hiện các hoạt động quản lý hải quan hiệu quả hơn nhờ năng suất lao động được tăng lên; việc sử dụng nguồn lực hiệu quả làm giảm chi phí cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thông qua việc giám sát, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của cơ quan Hải quan; linh hoạt, thích ứng trong mọi tình huống kể cả khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh (như đại dịch Covid-19 đã diễn ra từ cuối năm 2020).
- Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số góp phần nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong quản lý của chính cơ quan Hải quan qua đó đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC trong thời kỳ chuyển đổi số chuyên nghiệp, đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan theo đúng định hướng xây dựng ngành Hải quan “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/248c799514.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。