您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả gwangju】Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại TPHCM kiến nghị ưu đãi thuế, đơn giản thủ tục 正文

【kết quả gwangju】Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại TPHCM kiến nghị ưu đãi thuế, đơn giản thủ tục

时间:2025-01-10 19:52:18 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Hội nghị ghi nhận nhiều kiến nghị của doanh nghiệp. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCMGồng gánh chi phíPhát kết quả gwangju

Hội nghị ghi nhận nhiều kiến nghị của doanh nghiệp. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCM
Hội nghị ghi nhận nhiều kiến nghị của doanh nghiệp. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCM

Gồng gánh chi phí

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, TPHCM đang ở trong giai đoạn khó khăn do tình hình dịch Covid-19 chuyển biến vô cùng phức tạp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hoạt động của các DN, trong đó có DN FDI gặp nhiều khó khăn, hàng chục nghìn DN đã tạm dừng hoạt động, hàng trăm nghìn lao động bị ngưng việc, mất việc làm. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông xuất khẩu là rất lớn.

Bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Công ty Intel Products Việt Nam cho biết, từ khi TPHCM bắt đầu thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đến nay, nhà máy Intel đã áp dụng phương án "1 cung đường 2 địa điểm", bố trí chỗ ở cho gần 1.870 lao động trực tiếp và khoảng 1.500 lao động gián tiếp từ các nhà thầu lưu trú tập trung tại rất nhiều khách sạn. Chi phí phát sinh tạm tính từ 15/7 đến 15/8 hơn 140 tỷ đồng. Nếu tính tới 15/9, khoản chi phí này không phải là gấp đôi mà sẽ lớn hơn rất nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách và kế hoạch sản xuất của công ty trong dài hạn.

Tương tự, đại diện một DN trong Khu công nghệ cao TPHCM cho biết, hiện công ty đang thực hiện phương án “1 cung đường 2 điểm đến", khoảng 2.500 lao cho động, chủ yếu các khách sạn trong trung tâm thành phố. Các chi phí phát sinh cho việc thực hiện phương án này rất lớn, trung bình mỗi ngày khoảng 4 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động dưới 30% nên doanh thu xuất khẩu giảm khoảng 60 triệu USD. Do hoạt động của công ty ở quy mô rất hạn chế như thế nên công ty đã không thực hiện được đúng giao hàng đến khách hàng và hiện tại có một số khách hàng đã chuyển các đơn hàng sang các nước khác như Trung Quốc, Ấn độ. Số lượng đơn hàng của công ty mất khoảng 200 triệu USD. Nếu tình hình tiếp tục kéo dài công ty có thể phải cho thu hẹp quy mô hoạt động tại Việt Nam.

Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp FDI tham dự, nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCM
Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp FDI tham dự, nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh Trung tâm báo chí TPHCM

Kiến nghị ưu đãi thuế, đơn giản thủ tục xuất khẩu

Theo đó, tại hội nghị, đại diện các DN FDI, Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ, Hiệp hội thương mại châu Âu đã kiến nghị nhiều giải pháp liên quan đến chính sách thuế, thủ tục, vắc xin… nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Công ty AEON Việt Nam đề xuất xem xét lùi thời hạn nộp bảo hiểm xã hội và y tế từ 3-6 tháng và áp dụng trong 6 tháng trở lên để đủ nguồn hỗ trợ trong 1 thời gian phù hợp, giúp DN có đủ nguồn lực hỗ trợ tài chính tạm thời cho nhân viên, duy trì sản xuất kinh doanh trong thời gian dịch bệnh.

Đồng thời, DN kiến nghị tối ưu và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, để đẩy nhanh các hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty FDI trong đó có AEON, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19 khi nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, lượng hàng cần nhập khẩu theo đó cũng tăng cao. Hiện tại số lượng hàng hóa lưu kho, ứ đọng, chưa thể nhập khẩu.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Singapore đề xuất miễn giảm thuế và các chi phí liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp, thống nhất tiêu chuẩn về kết quả xét nghiệm Covid-19 và thời gian xét nghiệm giữa TPHCM và tất cả các tỉnh, thành; có quy trình công nhận rõ ràng đối với chứng chỉ tiêm chủng của các quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, vấn đề tiêm vắc xin cho người lao động cũng được nhiều DN FDI đề cập tại hội nghị. Theo các DN, TPHCM nên tạo điều kiện cho phép người lao động đã được tiêm vắc xin mũi 1 và đang lưu trú tại vùng xanh được đi làm theo phương án “2 tại chỗ”. Đây sẽ là phương án lâu dài, giúp DN giảm bớt chi phí và người lao động dần ổn định tâm lý và sức khỏe khi trở về nhà sau giờ làm, tác động tốt đến năng suất lao động.

Lắng nghe, ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của DN, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, ngay từ đầu đợt dịch lần thứ 4 này, thành phố đã thành lập tổ công tác, tập hợp ý kiến báo cáo chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho DN. TPHCM cũng đã có văn bản kiến nghị chính phủ nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DN, trong đó kiến nghị nhóm giải pháp về “3 tại chỗ”. TPHCM sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN để cùng vượt qua trong bối cảnh TPHCM đã bước sang ngày thứ 42 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Đối với các kiến nghị vượt thẩm quyền của TPHCM, lãnh đạo TPHCM đã yêu cầu sở ngành liên quan tổng hợp để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, giải quyết khó khăn cho DN áp dụng mô hình “3 tại chỗ”, kiến nghị chính sách tín dụng tài chính…

Về vấn đề vắc xin, TPHCM chủ trương tiêm toàn bộ cho người lao động, khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện đã có 85% công nhân và chuyên gia tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất được tiêm mũi 1. TPHCM đang có kế hoạch tiêm lần 2 cho số 85% cho lao động tiêm lần 1 và tiêm 15% cho công nhân chưa tiêm mũi 1.

TPHCM mong muốn các DN có vốn đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào công tác chống dịch Covid-19 và tiếp tục đồng hành với TPHCM trong tình hình khó khăn do dịch bệnh gây ra, để cùng nhau vượt qua giai đoạn này, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.