发布时间:2025-01-25 18:13:34 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Thuyền to,ảnlĩnhdoanhnghiệptỷđôbng da so sóng lớn
Từng được kỳ vọng là giai đoạn hồi phục của nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19, diễn biến phức tạp khi các cuộc khủng hoảng đa chiều từ mâu thuẫn địa chính trị, dịch bệnh, đến biến đổi khí hậu đã làm gia tăng rủi ro đối với thị trường tài chính, an ninh năng lượng và an ninh lương thực trên toàn cầu, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Đối diện với những biến động vĩ mô khi các quốc gia phải quay sang thắt chặt chính sách tiền tệ cùng sức cầu tiêu dùng suy giảm, các doanh nghiệp Việt đã đi qua một năm nhiều chông gai, thử thách.
Số liệu tăng trưởng lợi nhuận tại thời điểm quý IV/2022 thậm chí còn thấp hơn quý I/2020 - giai đoạn đầu tiên khi nền kinh tế đối diện với đại dịch. Theo thống kê, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên 3 sàn chứng khoán thời điểm đó giảm tới 33,6% so với cùng kỳ. Ở 2 quý gần đây, lợi nhuận chỉ còn giảm lần lượt 20,6% và 14,7% so với cùng kỳ; đồng thời, một điểm sáng khác là 2 quý gần đây đều thu lãi cao hơn quý liền trước.
Các tổ chức niêm yết quy mô trên tỷ USD trên sàn chứng khoán cũng không nằm ngoài vòng xoáy biến động.
Theo số liệu của gần 50 doanh nghiệp đang được định giá trên sàn chứng khoán với mức vốn hoá trên tỷ USD (cập nhật vào cuối tháng 8/2023), dù doanh thu tổng không chịu ảnh hưởng nhiều, song lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 nhóm này đạt hơn 64.930 tỷ đồng, giảm 19.600 đồng so với con số đạt được ở quý III/2022 (tương đương mức giảm hơn 23%) và giảm 14,7 so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng âm trong 2 quý gần đây, với mức giảm đã hạ nhiệt đáng kể và đều cao hơn mức đáy lợi nhuận hồi cuối năm 2022.
Thuyền to thì sóng lớn, khá nhiều doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, sụt giảm biên lợi nhuận do sức cầu yếu. Một vài biến số đầu vào khác như lãi suất, tỷ giá cũng bất ngờ “nóng” trong những ngày cuối năm 2022. Đây đều là những yếu tố chỉ cần có những thay đổi nhỏ cũng có thể làm phát sinh chi phí lớn cho những doanh nghiệp lớn.
Điển hình như Công ty Đầu tư Thế giới Di động - nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với mạng lưới hơn 6.000 cửa hàng, trong quý vừa qua đã có sự hồi phục đáng kể về doanh thu so với quý đầu năm. Tuy nhiên, việc chấp nhận biên lợi nhuận gộp co hẹp, chi trả nhiều hơn cho hoạt động bán hàng cùng chi phí lãi vay cao khiến Thế giới Di động có quý thứ hai liên tiếp chỉ thu về vài chục tỷ đồng lãi ròng, trong khi lợi nhuận hàng quý trước đây đều thường đạt trên ngàn tỷ đồng.
“Ông lớn” ngành thép Hòa Phát thậm chí còn lỗ đậm cả ngàn tỷ đồng trong 2 quý cuối năm 2022, buộc phải đóng một số lò cao, giảm sản lượng, biên lợi nhuận giảm sâu, trong khi lãi vay cùng chênh lệch lỗ tỷ giá tăng vọt. Chi phí tài chính cũng tăng nhanh ở các doanh nghiệp lớn có quy mô vốn vay, đặc biệt là các khoản vay ngoại tệ, ở mức cao như Vingroup, EVNGENCO3, Masan…
Ở phía bên cho vay, lãi cao không đồng nghĩa với nhà băng được hưởng lợi. Nhóm ngân hàng vốn hóa tỷ đô cũng gặp khó khi có vốn, nhưng không thể giải ngân do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cũng bị ảnh hưởng, nhất là ở giai đoạn chi phí huy động vốn còn cao, trong khi lãi cho vay đầu ra được khuyến khích nhanh chóng giảm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tín dụng.
Bản lĩnh vượt lên
Trong 50 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có vốn hóa tỷ đô ở thời điểm hiện tại, có 30% doanh nghiệp hiện do Nhà nước sở hữu trên 51% vốn, một số là doanh nghiệp đã cổ phần hóa và cổ đông Nhà nước đã thoái phần vốn lớn và đa phần còn lại là nhóm tư nhân. Có những doanh nghiệp thành lập gần nửa thế kỷ, khá nhiều doanh nghiệp tư nhân thành lập trong làn sóng khởi nghiệp sau khi Luật Công ty 1990 ra đời đang ở quanh độ tuổi “tam thập nhi lập” và cũng có những doanh nghiệp hoạt động được 20 năm, hay “ít tuổi” hơn cũng một phần bởi việc chuyển đổi, sắp xếp từ các đơn vị cũ.
Khó khăn trong kinh doanh xuất phát từ bối cảnh chung toàn cầu không phải là chuyện lần đầu mới gặp với phần nhiều doanh nghiệp nhóm này. Thậm chí, trong từng câu chuyện riêng, để theo đuổi các dự án phục vụ mục tiêu tăng trưởng, vươn mình trở thành doanh nghiệp tỷ đô, doanh nghiệp cũng đã đối mặt với nhiều khó khăn khi thực hiện.
Vinamilk bước vào năm tài chính 2023 với sự thận trọng và quyết tâm chuyển đổi vì chỉ có chuyển đổi mới có thể vượt qua cái bóng của những thành công trước đây để phát huy hết tiềm năng trong thời kỳ mới.
Tôi tin rằng, điều gì không hạ gục được chúng ta sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Vinamilk của ngày hôm nay đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và vẫn đứng vững suốt 47 năm trên thị trường bằng cách đưa ra những quyết định phù hợp tại từng thời điểm, nhưng cũng linh hoạt điều chỉnh nhanh với biến động thị trường.
- Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc điều hành Vinamilk
Chiếc “xe lu” Hòa Phát cũng từng đối diện với nhiều nghi ngại ở thời điểm năm 2017, khi công bố triển khai Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất với mục tiêu nâng công suất gấp đôi, lên 4,4 triệu tấn. Sau khi các hạng mục dự án lần lượt đi vào hoạt động, các con số thị phần cũng như số liệu tăng trưởng ở các thị trường mới là câu trả lời cho những đắn đo ban đầu. Giá cổ phiếu tăng nhanh từ tháng 4/2020, sau quãng dài 2 năm đi ngang tích lũy. Lần này, khó khăn của thị trường “ngấm” sâu trên vai người khổng lồ ở năm thứ 30 trên thương trường. Tuy nhiên, từ nền tảng nội lực cùng tích lũy qua các năm và sự thuận lợi của thị trường, lợi nhuận của Hòa Phát đi lên từ đáy.
Lựa chọn bứt lên vẫn thường đi kèm với nhiều rủi ro. Người đứng đầu Thế giới Di động cũng từng khẳng định, việc không ngừng tìm tòi, sáng tạo, dám thử nghiệm và chấp nhận sửa sai là không thể thiếu để tạo ra những động lực tăng trưởng mới. Từ mảng kinh doanh ban đầu là điện thoại thông minh, đến nay, Thế giới Di động có thêm hệ thống Điện máy Xanh (bán lẻ điện máy), Bách hoá Xanh (hàng tiêu dùng, rau củ quả), An Khang (thuốc) và Ava Kids (sản phẩm cho mẹ và bé). Dù vẫn chưa lấy lại tăng trưởng so với cùng kỳ, song số liệu cập nhật vào tháng 7 vừa công bố cho thấy, đã có được sự cải thiện qua từng tháng ở hầu hết mặt hàng.
Một ông lớn tỷ đô “quen mặt” với người tiêu dùng Việt là Vinamilk cũng vừa làm mới nhận diện thương hiệu hồi đầu tháng 7/2023, không còn gắn với hình ảnh “chú bò vui nhộn” vốn đã nằm trên bao bì sản phẩm của hãng sữa này hàng chục năm qua.
Động lực của sự thay đổi đến từ người tiêu dùng và nhằm hướng đến người tiêu dùng trẻ là nguyên nhân được bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Nhân sự - Hành chính và Đối ngoại của Vinamilk chỉ ra khi nói về quyết định táo bạo này. Chưa thể khẳng định thay đổi trên là thành công hay không, nhưng thực tế điều này đã đủ để tạo ra hiệu ứng. Cùng với sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt ở biên lợi nhuận gộp, dòng tiền trên sàn chứng khoán bao gồm cả vốn ngoại đã hướng nhiều chú ý đến cổ phiếu VNM, giúp vốn hóa Vinamilk trở lại mức cao nhất kể từ tháng 2/2023.
Một cột mốc lớn cũng được Vingroup thực hiện trong năm nay. Ở tuổi 30, tập đoàn có quy mô vốn hoá lớn thứ ba thị trường đã hoàn tất đưa cổ phiếu VFS của công ty con VinFast Auto Ltd niêm yết trên sàn Nasdaq. Chỉ riêng chuyện khối lượng giao dịch mỗi phiên gấp vài lần lượng cổ phiếu tự do lưu hành, cùng việc liên tục nằm trong danh sách cổ phiếu xu hướng trên sàn chứng khoán có quy mô vốn hóa hơn 20.000 tỷ USD đã là điều ít cổ phiếu làm được.
Tuy nhiên, để có được thành quả trên, đội ngũ nhân sự của VinFast từng phải liên tục linh hoạt xoay chuyển theo những biến động của thị trường. Từ ý tưởng ban đầu về việc niêm yết thông qua SPAC khi cổ phiếu loạt doanh nghiệp xe điện tăng nóng hồi đầu năm 2021, VinFast chuyển sang kế hoạch IPO và cuối cùng trở lại thực hiện niêm yết qua công ty SPAC do diễn biến ảm đạm của thị trường IPO. Hành trình niêm yết trên sàn Mỹ, theo bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast toàn cầu, là một nỗ lực rất lớn của toàn bộ nhân viên và lãnh đạo của doanh nghiệp này.
Sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp tỷ đô trên sàn
Danh sách câu lạc bộ doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô của sàn chứng khoán Việt Nam thực tế đã có sự bứt phá mạnh trong chính những năm khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Từng có thời điểm, danh sách này có tới 60 thành viên (cuối năm 2021), đến nay điều chỉnh lại theo diễn biến thị trường còn 50 doanh nghiệp. Có nhiều lý do để tin tưởng câu lạc bộ tỷ đô này còn nhiều tiềm năng đón thêm các thành viên mới, không chỉ từ những doanh nghiệp đã sẵn niêm yết trên sàn, mà còn có thể kỳ vọng từ các tân bình.
Một năm trước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/2022/NQ-CP về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nhấn mạnh việc rà soát chấp hành việc đưa cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lên sàn chứng khoán. Đồng thời, một trong các nhiệm vụ đặt ra cho nhóm doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025 còn là phải có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ USD, gồm ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ USD.
Lực lượng doanh nghiệp tỷ đô trên sàn từ cổ phần hóa không ít. Sở hữu tài sản giá trị lớn cùng nnhững lợi thế hiếm có của ngành nghề, lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế, cùng sự đánh giá của thị trường, các ông lớn như Vinalines, VEAM, PV Power, EVNGENCO3 mới lên sàn gần đây cũng nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ tỷ đô.
Quan trọng hơn, vượt trên cả những mệnh lệnh hành chính, mong muốn vươn lên của chính các doanh nghiệp sẽ là động lực để thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung có thêm nhiều doanh nghiệp lớn mạnh. Ngay sau cột mốc lớn của VinFast, VNG Ltd, công ty đang sở hữu 49% vốn VNG, mới đây đã nộp hồ sơ IPO trên sàn Nasdaq, mở đường cho doanh nghiệp tỷ đô này của Việt Nam huy động vốn ngoại trên sàn quốc tế. Khát vọng của doanh nghiệp này là trở thành công ty công nghệ toàn cầu có trụ sở tại Việt Nam, có nhiều nhân tài toàn cầu, nhưng vẫn đậm bản sắc Việt Nam: độc lập, kiên cường, cởi mở, khao khát học hỏi và phát triển.
相关文章
随便看看