【ket qua bong da vdqg duc】Bài 2: “Công trình” của những trái tim

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:46:30

Báo Cà Mau(CMO) Trong chiến tranh, người dân Cà Mau một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Nhiều ngôi đền thờ Bác được xây dựng lên hoàn toàn xuất phát từ mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng kính yêu vô hạn đối với Bác, người có công dẫn lối soi đường cho cách mạng Việt Nam, đem lại áo ấm cơm no cho dân tộc.

Và sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nhân dân được hoàn toàn tự do, niềm tin vào Đảng, vào Bác càng sắt son. Nhiều nhà dân treo ảnh Bác, lập bàn thờ Bác hàng ngày nhang khói như người thân trong gia đình. Biết bao câu chuyện đẹp giữa đời thường được dệt nên từ tấm lòng người dân Cà Mau với Bác.

Chi hơn trăm triệu đồng xây nơi thờ bác

Chuyện ở ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi có nông dân Huỳnh Văn Bé dám bỏ 140 triệu đồng xây nơi thờ Bác nhiều người biết và cảm phục. Cảm phục hơn cả là thời điểm ông làm chuyện đó là năm 2001, 140 triệu đồng mua được gần 20 cây vàng. Không phải bởi cuộc sống ông quá dư dả mà quan trọng là tấm lòng vì dân, vì nước của Bác đã thôi thúc ông phải làm điều gì đó để đáp đền. Giá trị của hoà bình, của độc lập, tự do không có gì so sánh được và chỉ có Bác Hồ cùng với chủ nghĩa Mác - Lê nin mới đem lại cho đất nước, cho Nhân dân.

Ông Bé là nông dân chất phác, chữ nghĩa không nhiều, nhưng bà con trong vùng đều nể trọng bởi sự cần cù trong lao động sản xuất, bởi uy tín trong lời nói, việc làm và hưởng ứng hầu hết mọi phong trào do địa phương phát động. Ông bảo, đó là vì ông học và làm theo Bác.

Tân Tiến là nơi ông sinh ra và lớn lên. Cả cuộc đời ông chưa từng rời xa mảnh đất này. Ông sinh năm 1946. 16 tuổi, ông tham gia đội thiếu nhi của ấp. 17 tuổi làm du kích ấp, rồi sau đó là du kích xã.

“Thời gian đó tôi thường xuyên nghe đài và học hỏi theo Bác, tấm gương tài đức hết lòng chăm lo cho dân. Chẳng những Nhân dân Việt Nam mà Nhân dân trên thế giới đều đi theo đường lối của Bác. Dù tuổi còn nhỏ nhưng tôi cũng ý thức được chỉ có chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngôi sao sáng, chỉ có đi theo con đường của Người thì mới có hoà bình, êm ấm lâu dài”, ông Bé bộc bạch.

Tình yêu và lòng tôn kính Bác đã ăn sâu vào tâm khảm nên sau khi đất nước hoà bình, ông là người đầu tiên trong huyện xây dựng nơi thờ Bác trong nhà. Đó là một gian nhà kiên cố bên cạnh căn nhà đang ở, ông dành hẳn phần trang trọng tầng trên phía trước để thờ Bác, hàng ngày thắp nhang và mỗi năm cúng cơm 1 lần, mời bà con lối xóm, chính quyền, đoàn thể địa phương đến dự.   

“Thời điểm đó nuôi tôm có ăn, tới con nước xổ mỗi đêm 5-7 triệu đồng. 63 công đất phụ ấm mang lại cho gia đình cuộc sống ổn định nên khi xây nhà thờ Bác tôi không băn khoăn gì cả. Thêm nữa được gia đình, bà con trong xóm góp sức nên công trình nhanh chóng hoàn thành”, ông Bé kể.

Tâm nguyện lớn nhất cuộc đời đã đạt được. Mười mấy năm qua, vừa chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông  dành thời gian chăm sóc nơi thờ Bác. Mỗi lần thắp nhang cho Bác, nhìn lên bàn thờ có ảnh Bác, tượng Bác là ông lại tự soi rọi lại bản thân mình, ngẫm nghĩ xem mình đã học và làm theo Bác được những gì, gia đình, vợ con sống như thế nào… Và ông cảm thấy hài lòng với những gì mình có được hôm nay: Kinh tế ổn định, các con có việc làm, các cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo… Ông bảo, sau này ông về với tổ tiên, các con ông sẽ thay ông chăm sóc tốt cho nơi thờ tự này, đó là tâm nguyện lớn nhất và cũng là duy nhất của một người hết lòng yêu kính Bác.  

Không chỉ thờ Bác trang trọng trong gia đình, ông Thái Thanh Hoà (bìa phải) còn có tâm nguyện lập phòng trưng bày hình ảnh Bác.

Nơi hội tụ những trái tim

Ở ấp Bá Huê, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, mỗi năm 2 lần dịp 27/7 - ngày Thương binh - Liệt sĩ và 2/9 - ngày Quốc khánh và cũng là ngày Bác mất, người dân có dịp tụ họp cùng nhau tại trụ sở ấp, là nơi có đặt bàn thờ Bác Hồ trang trọng, nhang khói mỗi ngày. Người hàng ngày chăm sóc quét dọn trụ sở, thắp nhang bàn thờ Bác và đứng ra tổ chức cúng cơm liệt sĩ, cúng cơm Bác Hồ chính là vợ chồng anh Võ Văn Lý, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp. Và trụ sở ấp Bá Huê cũng do vợ chồng anh hiến đất xây dựng.

Anh Lý kể: Ngày cúng cơm Bác vui lắm. Từ sáng sớm, các chị em, thanh niên trong ấp đã tập trung tại nhà anh. Người đem theo rau, người đem theo cá, bánh trái… ai có gì mang theo nấy để góp vào. Phần chính của buổi tiệc là do gia đình anh Lý lo liệu. Tất cả đều là những món ăn từ cây nhà lá vườn: Vịt, gà, rau, cá do anh tự nuôi, trồng…, vậy mà không khí ấm áp lan toả, tình đoàn kết xóm làng ngày càng thắt chặt hơn.

Không chỉ thờ Bác ở trụ sở ấp, anh Lý còn lập bàn thờ Bác trang trọng trong gia đình mình. Bàn thờ lúc nào cũng được quét dọn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng. Mỗi ngày anh đều thắp nhang bàn thờ Bác ở trụ sở và bàn thờ Bác trong nhà, như một người con tỏ lòng tôn kính cha mình.

Anh Lý chân tình: “Trước đây mình là dân chỉ lo làm ăn, không am hiểu chuyện quốc gia, dân tộc. Sau khi tham gia công tác địa phương, được đi tập huấn, bồi dưỡng chính trị, nên hiểu được công ơn của Bác. Việc thờ Bác xuất phát từ sự hiểu biết và lòng tri ơn đối với người đã có công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc".

Anh Lý sinh ra ở vùng đất này, nhưng cuộc sống quá nghèo khó nên phải mưu sinh nhiều nơi, rồi lại trở về đây với hai bàn tay trắng. Lập gia đình ra riêng không có đất để ở phải ở đậu người ta, che chòi, cặm vạc làm chỗ ngủ. Anh đi làm thuê cho cơ sở sản xuất vỏ composite 3 năm, học được nghề về mở xưởng composite làm riêng. Cuộc sống dễ thở hơn cũng nhờ nghề này, nhưng 5 năm nay, lộ làng phát triển, vỏ compsite không còn nhiều đầu ra, anh Lý đóng cửa xưởng tập trung vào chăn nuôi gà vịt và nuôi tôm. Vợ chồng đồng lòng nên cuộc sống khấm khá không lâu sau đó, anh mua được 2 ha đất sản xuất, lo cho các con ăn học và có nghề nghiệp ổn định.

Hiện tại, vợ chồng anh vừa cùng nhau phát triển kinh tế, vừa tích cực thực hiện công tác xã hội. Anh - chi hội trưởng chi hội nông dân, chị - chi hội trưởng chi hội phụ nữ ấp Bá Huê luôn được hội viên nông dân, phụ nữ tín nhiệm, tin tưởng. Các phong trào do các cấp hội nông dân, phụ nữ phát động đều được hội viên hưởng ứng.

Anh Lý còn làm hệ thống phát thanh phục vụ bà con trong ấp. Trước đây ấp Bá Huê có hệ thống phát thanh nhưng không còn sử dụng được. Vậy là anh Lý xin ý kiến địa phương và bỏ tiền túi đầu tư. Anh gắn loa trước nhà, mỗi ngày phát sóng Đài Phát thanh Cà Mau và Đài Truyền thanh Đầm Dơi 3 lần vào lúc 5 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều. Anh mong muốn gia đình mình và bà con trong ấp được nghe tin tức thời sự, an ninh trật tự, thời tiết, hướng dẫn lịch thời vụ, đặc biệt là những mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng trên đồng đất của gia đình mình…

Những tấm bằng khen, giấy khen về học tập và làm theo gương Bác luôn được ông Huỳnh Văn Bé trân trọng, giữ gìn.

Phó chủ tịch HĐND xã Tân Duyệt Ngô Hồng Kiểm cảm kích: “Kinh tế gia đình anh Lý chỉ ở mức ổn định, chưa gọi là giàu nhưng điều đáng quý ở vợ chồng anh chính là tấm lòng, là sự nhiệt tình đối với bà con trong ấp và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Nhờ vậy mà các hoạt động phong trào của ấp Bá Huê đều rất tốt”.

Ước mong lập phòng trưng bày hình ảnh Bác Hồ

Dù đã được nghe kể nhiều về chuyện ông Thái Thanh Hoà, cựu chiến binh Ấp 4, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn nhiều năm thờ và cúng cơm Bác Hồ trong gia đình, nhưng khi đến nhà ông, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng vì nơi thờ tự quá trang nghiêm và rất nhiều hình ảnh cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác được treo khắp nhà. Hai bên vách phía trên là hai câu thơ in trang trọng: Cơm no áo ấm nhờ ơn Đảng/Độc lập tự do nhớ Bác Hồ và chính giữa là dòng chữ lớn: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Cả một gian nhà rộng được ông dành riêng để cho bà con trong ấp tới lui viếng Bác và tổ chức tiệc cúng cơm hàng năm. Đã 10 năm rồi, ông đều dành tiền trợ cấp thương binh 4/4 của mình (mỗi năm hơn chục triệu đồng) để chi phí cho việc cúng cơm Bác. Riêng năm nay nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Bác, tiệc cúng cơm được tổ chức tươm tất hơn, mời bà con đông hơn, không chỉ trong ấp mà còn các ấp lân cận, không chỉ trong xã mà còn các xã bạn, rồi lãnh đạo huyện tham dự.

Ông Ba Hoà nhớ lại: “Hồi còn chiến tranh, tết năm nào tôi cũng thấy mẹ lập bàn thờ Bác trước nhà mà lúc đó đâu có hình ảnh gì đâu. Sau này có điều kiện nên tôi quyết tâm phải thờ cúng Bác đàng hoàng”.
Không chỉ thờ Bác, ông Ba Hoà còn cùng với chi bộ, chính quyền vận động bà con treo ảnh Bác trong nhà, tìm và hỗ trợ ảnh Bác cho người dân. Hiện trong ấp 100% hộ dân treo ảnh Bác, 50% số hộ thờ Bác thắp nhang hàng đêm.

Ông Ba Hoà còn có một tâm nguyện rất lớn là thành lập nơi trưng bày hình ảnh tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống đời thường giản dị của Bác. Ông muốn người dân xung quanh khi đến đây viếng Bác đều nhìn thấy những hình ảnh này, hiểu về cuộc đời vĩ đại của Bác và sống tốt hơn.

Mỗi người, mỗi gia đình có cách thờ kính Bác khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng ngưỡng vọng, tôn kính của các con đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Những việc làm trên hoàn toàn khởi phát từ tấm lòng, từ trái tim mang dòng máu Việt./.

 Từ sau khi Bác mất đến nay, trên địa bàn tỉnh có 22 ngôi đền được dựng lên (không kể việc thờ cúng trong nhà dân, tại các trụ sở ấp). Dù nhiều lần bị giặc tàn phá nhưng người dân quyết lòng bảo vệ và khôi phục. Ngày nay hầu hết các ngôi đền đều được trùng tu và xây dựng khang trang, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ.

Trang Thăm - Thuỳ Trâm

Bài cuối: Viết tiếp những câu chuyện đẹp

顶: 3踩: 3392