当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch đấu tối nay】Đề nghị bỏ điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) phát biểu về chính sách mới tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) (Ảnh Mỹ An).

.

Mỗi năm tăng dân số cơ học 200.000 người,ĐềnghịbỏđiềukiệnđăngkýthườngtrútạiHàNộlịch đấu tối nay từ đó hạ tầng quá tải khiến cho thành phố Hà Nội chới với, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) phát biểu về chính sách mới tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).

Chiều 9/6 thời gian dành cho Quốc hội thảo luận tại tổ về nội dung trên chỉ chưa đầy 60 phút.

Cân nhắc xoá điều kiện riêng

Bên cạnh bỏ sổ hộ  khẩu thì lần sửa đổi này, dự thảo Luật  Cư trú (sửa đổi) đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương trong Luật hiện hành. Đồng thời, bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô quy định về điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội.

Theo đó, việc đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo các điều kiện như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trong toàn quốc.

Quy định mới này khiến Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ và một số vị đại biểu đoàn Hà Nội bận tâm.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường nhắc lại việc khi làm Luật Thủ đô đã tranh luận rất nhiều về về điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội và lần thứ nhất Quốc hội đã không thông qua, đến lần thứ hai mới bảo vệ được điều kiện riêng đó, bây giờ lại nói quy định này không ngăn được việc tăng dân số cơ học để đề nghị bỏ.

Hiện nay Hà Nội đang có khoảng 1,2 triệu người tạm trú, nếu xoá điều kiện riêng thì số này sẽ thành thường trú, Bí thư Vương Đình Huệ phát biểu. Ông Huệ băn khoăn rằng nếu như thế thì phải đồng bộ hoá rất nhiều thứ, phân bổ ngân sách cũng dựa vào dân cư nê cũng phải điều chỉnh, vậy việc này đã được tính tới chưa.

Lấy ví dụ Quận Hoàng Mai, hiện tại dân số 550 ngàn, nếu cộng thêm vãng lai 150 ngàn thì dân số lớn hơn cả tỉnh Bắc Kạn, tới đây mà xoá điều kiện riêng thì còn tăng nhanh nữa, Bí thư Huệ đề nghị cần cân nhắc kỹ chính sách bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

Tưởng đơn giản nhưng rất phức tạp

Ở tổ thảo luận khác, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) nhìn nhận, dù luật chỉ sửa đổi vấn đề cư trú nhưng rất phức tạp vì liên quan đến một loạt quyền công dân: chỗ ở, tài sản, đi lại… liên quan đến một loạt hệ thống các luật, phải xem xét xử lý, liên quan đến toàn bộ dân số.

Luật này dù tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp, vì chỉ cần 1 điều khoản quy định không phù hợp là vướng hoàn toàn, vì thế phải nghiên cứu rất kỹ và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân để đảm bảo tính phù hợp và tính khả thi, ông Thành nêu quan điểm.

Cũng như một số vị khác, đại biểu Thành cho rằng các khái niệm tại dự thảo rất rối, không tương thích với nhau, không phải bất cứ người dân nào cũng hiểu được ngay, từ khái niệm cư trú đến nơi đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú…

Việc bỏ hộ khẩu cũng cần cân nhắc, cần có lộ trình, chứ bỏ luôn thì hàng loạt quan hệ dân sự khác, bao nhiêu chế độ chính sách khác sẽ như thế nào, cần nghiên cứu thực tiễn để xử lý, ông Thành góp ý.

Một trong những vấn đề khiến nhiều đại biểu lo ngại là tính liên thông giữa hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư này với hệ thống cơ sở dữ liệu khác. Xử lý thế nào để người dân khỏi phải đi chứng minh đi chứng minh lại, xác minh đi xác minh lại khi bỏ hộ khẩu.

Nền hành chính vẫn đang nặng về giấy tờ, chưa có sự kết nối chia sẻ thông tin nên quy định về các loại giấy tờ trong dự thảo vẫn đang rất rối, không phải riêng Bộ công an muốn bỏ đi giấy tờ nào là được, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhận xét. 

Cơ sở dữ liệu dân cư nói là tháng 6 sang năm xong nhưng nếu dự thảo không có điều khoản chuyển tiếp thì tới lúc đó vẫn không xong, người dân chưa có số định danh mà đã bỏ hộ khẩu thì bao nhiêu quyền công dân như kết hôn, vay vốn, đủ thứ khác nữa sẽ thế nào, ông Huệ cũng băn khoăn. 

Đối với dân tộc thiểu số, trình độ tiếp cận thông tin còn hạn chế, thì quy định thế này đã áp dụng được ngay chưa hay phải có lộ trình riêng cho vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn, không thì lại gây sức ép cho các địa phương một cách cơ học. Người dân nhiều nơi không biết chữ thì khai báo thế nào, quản lý qua internet ra sao, đại biểu Thành nêu vấn đề.

分享到: