【athletic bilbao vs osasuna】Tiết kiệm năng lượng là yếu tố sống còn trong sự phát triển của ngành dệt may

时间:2025-01-26 22:57:16 来源:88Point

tiet kiem nang luong la yeu to song con trong su phat trien cua nganh det may

Ngành dệt may đang phải đáp ứng những yêu cầu về phát triển bền vững trong hội nhập. Ảnh: Nguyễn Huế

Theếtkiệmnănglượnglàyếutốsốngcòntrongsựpháttriểncủangànhdệathletic bilbao vs osasunao các chuyên gia tại hội thảo, trung bình mỗi năm ngành dệt may Việt Nam mất 3 tỷ USD cho chi phí năng lượng sản xuất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ngành dệt may Việt Nam giảm chi phí cạnh tranh trên thị trường. Do vậy cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng xanh, sạch, giảm thiểu sử dụng năng lượng là giải pháp cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may trên thị trường thế giới.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành công nghiệp dệt may đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập. Công nghiệp dệt may của Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới về chi phí giá thành, chất lượng sản phẩm về an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho chính người lao động trong ngành.

Công nghiệp dệt may thế giới bước vào giai đoạn công nghệ 4.0 đòi hỏi khả năng phát triển của các ngành công nghiệp trong đó có ngành dệt may tạo ra sự khác biệt trong tiến trình hội nhập, phù hợp với khả năng đòi hỏi về các điều khoản trong các FTA. Việt Nam đang có FTA với các hầu hết các thị trường lớn trên thế giới, đây là cơ hội rất lớn cho DN nhưng cũng là thách thức lớn nếu các DN không tìm ra giải pháp trên nền tảng công nghệ, quản trị môi trường và tiết kiệm chi phí năng lượng là yếu tố sống còn để ngành dệt may phát triển bền vững và hiệu quả.

Theo ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh Văn phòng ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng Xanh, Bộ Công Thương cho rằng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đang là một trong những thách thức lớn trong việc thâm nhập thị trường của ngành dệt may. Trong quá trình hội nhập khi các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ thì các hàng rào phi thuế quan - các rào cản thương mại cho ngành dệt may xuất hiện ngày càng rõ nét.

Đối với việc tiết kiệm năng lượng, hiện nay một số thị trường lớn như Mỹ, EU đã có quy định về rào cản dán nhãn cacbon trong đó yêu cầu các nhà NK phải tính toán mức độ phát thải cacbon trên dây chuyền công nghệ sản xuất ra trên từng sản phẩm dệt may.Tại Việt Nam, nhiều DN dệt may cho biết đã nhận được yêu cầu của một số nhà mua hàng về việc dán nhãn cacbon trên sản phẩm dệt may XK.

Theo tính toán của các Tổ chức quốc tế, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang đứng trong Top các ngành công nghiệp có mức độ phát thải lớn khí nhà kính trên thế giới. Trong khi đó, Chính phủ cũng đã có những cam kết cụ thể về việc cắt giảm phát thải khí nhà kính với mức từ giảm lượng phát thải hàng năm từ 8% đến 25%. Do vậy, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất dệt may đang là yêu cầu bức thiết không chỉ đối với sự phát triển bền vững của DN mà còn là trách nhiệm bảo vệ môi trường

Theo thống kê của dự án USAID-VLEEP, nhu cầu về sử dụng năng lượng của Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, đến năm 2020 nhu cầu sử dụng năng lượng đã tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Ngành dệt may đang chiếm 11% tổng nhu cầu năng lượng trong các ngành kinh tế công nghiệp. Trong giai đoạn 2013-2015, cường độ sử dụng năng lượng của ngành dệt may đã giảm đi rõ rệt nhưng vẫn và nước có cường độ sử dụng năng lượng lớn trên thế giới vì theo tính toán cứ 1 đồng sản xuất thì ngành dệt may lại phải mất 1 đồng cho chi phí năng lượng . Hiện năng lượng của ngành dệt may chiếm 30% là từ điện năng còn lại hầu hết là nhiên liệu hoá thạch, đây là nguồn nhiên liệu gây ra phát thải khí nhà kính rất lớn.

Theo các chuyên gia tại hội thảo, việc tiết kiệm năng lượng trong sản xuất dệt may không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho DN mà còn giúp bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN dệt may trong hội nhập vì trong các FTA Việt Nam đã kí kết, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP đều có các cam kết về cam kết về môi trường, yêu cầu phát thải cacbon thấp.

Theo nhận định của các chuyên gia, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của ngành dệt may Việt Nam là khá lớn chiếm khoảng 30% thông qua việc áp dụng công nghệ, cách thức sử dụng và tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên việc tiết kiệm năng lượng trong sản xuất của ngành dệt may cũng đang gặp phải nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn lớn nhất với các DN là tìm kiếm cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng, cùng với đó, giá năng lượng thấp trong khi chi phí thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng lại khá cao và các khó khăn về tài chính và năng lực...cũng là những rào cản đối với các DN trong việc triển khai đầu tư các dự án về tiết kiệm năng lượng.

nhằm hỗ trợ các DN dệt may triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các chuyên gia cho biết, dự án như USAID-VLEEP, GIZ-NAMA đang tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ DN về cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với từng DN và kết nối nguồn tài chính để các DN dệt may có thể áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả để phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

推荐内容