当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【lịch sử đối đầu giữa】Chăm lo cho nền tảng của tương lai

Dân số là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi địa phương,ămlochonềntảngcủatươlịch sử đối đầu giữa trong đó có tỉnh Hậu Giang. Quan tâm nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo nguồn nhân lực là hai nhiệm vụ trọng tâm của ngành dân số tỉnh nhà trong thời gian tới.

Tôn vinh các gia đình có 2 con một bề là gái - một trong những chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm lo của tỉnh đối với công tác dân số. (Ảnh chụp trước đợt dịch)

Nâng cao chất lượng dân số

Những năm qua, công tác nâng cao chất lượng dân số được tỉnh Hậu Giang quan tâm, triển khai bằng nhiều mô hình, chương trình, kế hoạch thiết thực như: Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Đề án Tăng cường tư vấn cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2018-2025; Đề án Sàng lọc trước sinh, sơ sinh giai đoạn 2018-2025; Dự án 1, 2 thuộc Đề án Nâng cao tầm vóc người Việt Nam đến năm 2030; Chương trình Sữa học đường,… Bên cạnh đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản được triển khai đồng bộ và có chất lượng, đạt được nhiều kết quả khả quan.

Là một tỉnh còn nhiều khó khăn, nên chất lượng dân số ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của Hậu Giang còn khá thấp. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A: “Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, công tác nâng cao chất lượng dân số khó khăn hơn các phường, thị trấn. Do đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn nên người dân ít tham gia các dịch vụ có chi phí cao. Ngoài ra, năm nay do dịch bệnh, nên việc tiếp cận các dịch vụ của người dân cũng hạn chế”.

Tuy tuổi thọ bình quân của người dân tăng, nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp, số người cao tuổi mắc ít nhất 1 bệnh mãn tính chiếm đến 87%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, trung bình năm 2020, cứ 4 trẻ thì có gần 1 trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Số người thực hiện sàng lọc, chẩn đoán còn ít, nhưng số trường hợp được phát hiện nguy cơ mắc các bệnh tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, di truyền ngày càng cao. Trung bình 100 trẻ sinh được sàng lọc thì phát hiện gần 2 trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mắc bệnh phụ khoa còn cao, chiếm 39% vào năm 2020. Do đó, nâng cao chất lượng dân số là một trong những vấn đề cấp bách của tỉnh, cần tập trung thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Theo bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: “Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách khuyến khích hỗ trợ, tuyên truyền, vận động phụ nữ đã có gia đình chưa sinh đủ 2 con thì sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. Quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong công tác dân số trong giai đoạn tới. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30 của HĐND tỉnh về phát triển thanh niên Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế

Quy mô dân số của Hậu Giang tương đối ổn định. Đến cuối tháng 11-2021, toàn tỉnh có 199.441 hộ, với 784.839 người. Nhận thức người dân về mô hình gia đình ít con đã có chuyển biến rõ rệt, đa số các cặp vợ chồng đều chấp nhận và duy trì thực hiện. Do đó, số trẻ sinh đang giảm dần qua từng năm, nếu như năm 2008 có 13.404 trẻ sinh trong năm, thì năm 2020 là 7.971 trẻ, giảm 5.433 trẻ. Tính đến tháng 11-2021, có 4.899 trẻ sinh, dự đoán trẻ sinh trong năm nay sẽ giảm mạnh. Tổng tỷ suất sinh của Hậu Giang đang ở mức thấp so với khu vực và cả nước. Mức sinh thấp kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, thu hẹp giai đoạn dân số vàng, tăng nguy cơ thiếu hụt lao động, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số và kéo theo hàng loạt các hệ lụy khác.

Do đó, nâng cao mức sinh, ổn định quy mô, cơ cấu dân số là nhiệm vụ trọng tâm của ngành dân số trong giai đoạn này. Ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Ngành y tế đã tham mưu cho Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh để thực hiện các chính sách hỗ trợ kịp thời, giám sát thực hiện các mô hình sinh đủ 2 con ở các ấp, khu vực có mức sinh thấp. Hai năm trở lại đây, nhờ các chính sách đưa ra cùng với công tác tuyên truyền, vận động, mức sinh của Hậu Giang đã dần tăng lên rõ rệt so với trước đây. Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ dự thảo, làm tờ trình để ban hành nghị quyết mới, có kế hoạch để triển khai trong toàn tỉnh về công tác tăng sinh với những cặp vợ chồng chưa sinh đủ 2 con và có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng để họ yên tâm thực hiện sinh đủ 2 con”.

Bên cạnh đó, tỉnh còn đối mặt với các nguy cơ phát sinh do việc di cư của người dân. Theo thống kê, có 68.251 người Hậu Giang đang sinh sống, lao động, học tập ngoài tỉnh. Trong đó có lượng lớn lao động ở nông thôn đang làm việc ở các tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển hơn như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước... Điều này đã tạo nên sự chênh lệch trong phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị, làm tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các địa phương. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ phụ nữ kết hôn với người nước ngoài cũng tạo nên nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến sự cân bằng và ổn định của dân số để phục vụ sự phát triển của tỉnh.

Đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của tỉnh không chỉ là nhiệm vụ của ngành dân số, rất cần có sự chung tay của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân.

Nền tảng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà

 

 Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đang hoàn thiện ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đồng thời tỉnh đã ban hành nghị quyết về phát triển 4 trụ cột của tỉnh về công nghiệp - nông nghiệp - đô thị và du lịch. Trên cơ sở đó, có giải pháp thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào tỉnh để giải quyết nhiều việc làm cho người lao động tại tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án về phát triển nguồn nhân lực và 4 trụ cột của tỉnh, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh”.

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

分享到: