【nhaf cái uy tín】Gian nan lối thoát cho chăn nuôi heo ở Đồng Nai

Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi heo của cả nước,ốithotchochănnuiheoởĐồnhaf cái uy tín nhưng gần đây, giá heo lên xuống thất thường khiến người chăn nuôi heo luôn trong tình trạng đứng ngồi không yên. Gần đây, các ngành chức năng của tỉnh cũng có nhiều phương án tháo gỡ cho ngành, nhưng đến nay vẫn chưa khả thi.

Hai năm chỉ lỗ và huề vốn

Đến thời điểm này, nhiều người bắt đầu “ngán” nuôi heo. Họ cho rằng, nếu muốn duy trì đàn heo thì cơ quan chức năng cần tìm hướng đi đúng đắn để người chăn nuôi không phải chịu lỗ nặng hay huề vốn như thời gian qua.

Hộ anh Nguyễn Văn Vinh, xã Gia Tân, huyện Thống Nhất từng có số lượng heo lớn nhất nhì huyện Thống Nhất, nhưng hiện nay số lượng heo của anh chỉ còn 400 con. Anh chia sẻ: “Giá heo giảm sâu, nằm dưới mức giá thành sản xuất trong một thời gian dài khiến chúng tôi phải liên tục giảm đàn để cắt lỗ. Không giảm đàn, chỉ có nước phá sản... Giờ chủ yếu cầm cự để mong một ngày giá heo khởi sắc”.

Đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng cho biết, gần 2 năm qua, do giá heo luôn ở dưới giá thành sản xuất nên phần lớn người chăn nuôi nhỏ lẻ đã ngưng hoặc chuyển qua chăn nuôi các loại vật nuôi khác. Hiện nay, nguồn cung heo trên thị trường chủ yếu là của các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chăn nuôi theo chuỗi nên giảm được chi phí đầu tư, giá thành sản xuất thấp nên dù giá giảm họ cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Về phía chăn nuôi nông hộ, do ít vốn nên thường áp dụng phương thức “mua trước, trả sau” tại các đại lý cám nên chi phí thức ăn thường cao hơn. Các hộ thường mua nợ cám tại các đại lý, khi xuất bán heo sẽ thanh toán tiền sau. Để được hưởng chính sách này, người chăn nuôi bắt buộc phải mua cám với giá cao hơn so với mua trực tiếp của các công ty thức ăn chăn nuôi… Ngoài ra, người chăn nuôi nhỏ lẻ hiện phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, khiến cho giá bán heo luôn ở mức thấp hơn so với các trang trại nuôi gia công, vốn được bao tiêu đầu ra.

Vẫn chưa có hướng giải quyết

Trong hơn một năm qua, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai cũng đã triển khai nhiều biện pháp giải cứu ngành chăn nuôi, trong đó có việc quản lý chặt đàn heo tránh tình trạng cung vượt cầu kéo dài. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, hiện tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh có gần 1,9 triệu con, giảm gần 10% so với cùng kỳ. Theo lãnh đạo Sở NN- PTNT, việc người chăn nuôi ồ ạt thực hiện chuyển đổi vật nuôi tự phát, khi đầu ra chưa thực sự ổn định có nguy cơ khiến tình trạng “rớt giá” cũng sẽ diễn ra với các loại vật nuôi này, khi cung vượt cầu.

Diễn biến giá cả thị trường heo hơi trong những tháng gần đây vẫn liên tục lên xuống. Ông Hoàng Văn Tình, ngụ huyện Thống Nhất, nói: “Chúng tôi cũng mong muốn được áp dụng những mô hình theo dạng liên kết để giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi, nhằm hạn chế tiền lỗ nếu như giá heo giảm mạnh”. Mong mỏi của ông Tình và những người chăn nuôi heo ở Đồng Nai là các cơ quan chức năng cần có phương hướng cụ thể để giúp người dân đỡ vất vả.

Theo TIẾN MINH/SGGP