您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【lượt đi c2】Nao lòng với Lý Sơn

Ngoại Hạng Anh599人已围观

简介Nhà báo Thanh Nhị, người được các đồ ...

Nhà báo Thanh Nhị,ớiLyacuteSơlượt đi c2 người được các đồng nghiệp Báo Quảng Ngãi ví von là “chúa đảo” nói với chúng tôi rằng, trong tất cả đảo của Việt Nam thì Lý Sơn là số một. Thật vậy, khó có từ nào miêu tả hết, chỉ khi tận mắt chiêm ngưỡng mới cảm nhận được sự hùng vĩ nhưng bình dị đến thuần khiết của Lý Sơn - vùng đất thiêng liêng giữa mênh mông trời biển của Tổ quốc. Lý Sơn không chỉ có vẻ đẹp làm nao lòng người, mà nơi đây còn có sức sống mãnh liệt trên những ghềnh đá giữa muôn trùng sóng gió và nắng nóng. Người dân Lý Sơn vô cùng bình dị, thuần phác và mến khách. Du khách đến Lý Sơn tất thảy đều phải khâm phục, tôn vinh sự can trường cùng nghị lực vươn lên trong cuộc sống, cũng như tinh thần dũng cảm trong công cuộc bảo vệ vùng trời và biển đảo của Tổ quốc từ nhiều thế kỷ, nay vẫn không hề thay đổi trong mỗi người dân nơi đây.

Trong chuyến thăm đảo Lý Sơn vừa qua, phóng viên Báo Bình Phước đã ghi lại một số hình ảnh về thiên nhiên và cuộc sống đời thường của người dân ở hòn đảo này.

Men theo đường lên đỉnh Thới Lới là cột cờ Tổ quốc được khởi công xây dựng năm 2013. Cột cờ cao 20m, đế trụ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa.

Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 hòn đảo là đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Đảo Lớn còn gọi là Cù lao Ré, là trung tâm của huyện Lý Sơn. Đảo Bé còn có tên gọi là An Bình. Hòn Mù Cu ở phía đông, sát đảo Lớn, là đảo nhỏ nhất và không có người ở. Đảo Bé cách đảo Lớn khoảng 7km, diện tích 69,4 ha, dân số 516 người. Để ra đảo Bé, du khách đi tàu cao tốc khoảng 15 phút với giá 40 ngàn đồng.

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét đẹp hết sức tự nhiên của Lý Sơn là con người nơi đây với những hoạt động rất đời thường. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi, đánh bắt hải sản và trồng hành, tỏi, đậu phộng.

Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của những con sóng, ngọn núi, đến Lý Sơn du khách còn được khám phá nhiều danh lam, thắng cảnh như Tượng đài Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, đình làng An Vĩnh, chùa Hang... Đây là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Người dân Lý Sơn dù còn khó khăn nhưng vẫn ra khơi, bám biển.

Giá vật liệu xây dựng ở đảo Lý Sơn cao gấp 2-3 lần so với đất liền, song hầu hết tuyến đường giao thông ở đảo được bê tông hoặc nhựa hóa sạch đẹp; hệ thống các trường học từ bậc học mầm non đến THPT, bệnh viện, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn đều được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố.

Từ tháng 9-2014, Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã đầu tư kéo cáp ngầm vượt biển cung cấp điện lưới quốc gia cho 2 xã đảo An Vĩnh và An Hải. Đến tháng 1-2016, cung cấp điện cho 116 hộ dân xã đảo An Vĩnh, qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển các dịch vụ trên đảo.

 Vũ Thuyên

Tags:

相关文章