【bảng xếp hạng 2 hàn quốc】Sửa Luật Giá: Sửa đổi những bất cập về hiệp thương giá
Sửa Luật Giá: Gắn trách nhiệm bình ổn giá với từng ngành,ửaLuậtGiáSửađổinhữngbấtcậpvềhiệpthươnggiábảng xếp hạng 2 hàn quốc lĩnh vực | |
Sửa Luật Giá: Sửa đổi danh mục hàng hoá, bảo đảm linh hoạt trong quản lý | |
Sửa Luật Giá: Đảm bảo không còn độ "vênh" trong định giá hàng hoá, dịch vụ | |
Sửa Luật Giá: Đưa vai trò pháp lý của Luật lên cao nhất trong lĩnh vực giá |
Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh các quy định liên quan đến hiệp thương giá. Ảnh: Thu Dịu. |
Quy định về hiệp thương giá chưa rõ ràng
Theo Bộ Tài chính, thực tế trong những năm qua, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã tổ chức hiệp thương giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ như: than bán cho 4 hộ tiêu dùng lớn (điện, xi măng, phân bón, giấy); cước vận chuyển than cho sản xuất điện bằng đường sông; vật liệu nổ công nghiệp bán cho khai thác khoáng sản; phí tra nạp nhiên liệu cho máy bay.
Bộ Tài chính đánh giá, tại địa phương, công tác hiệp thương giá theo quy định của Luật Giá chủ yếu thực hiện theo phân cấp và được Sở Tài chính chủ trì, tổ chức hiệp thương theo đúng trình tự quy định.
Một số địa phương đã tổ chức hiệp thương giá thành công và đem lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia như: Sở Tài chính Ninh Bình đã tổ chức hiệp thương giá xử lý nước thải của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam tại Khu Công nghiệp Khánh Phú vào tháng 3/2014. Sở Tài chính Quảng Ngãi đã thực hiện hiệp thương giá đối với các công ty vận tải thực hiện đậu xe ở các bến xe, bến cảng...
Tuy nhiên, hiện nay công tác này đang có một số bất cập cần khắc phục. Đó là về phạm vi áp dụng biện pháp hiệp thương giá (Khoản 1 Điều 25 Luật Giá) quy định 2 trường hợp được hiệp thương giá. Trong đó, đối với việc quy định hàng hóa, dịch vụ hiệp thương không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là không cần thiết, do tính chất của biện pháp định giá nhà nước là việc nhà nước quyết định giá nên không thể phát sinh trường hợp các bên không thỏa thuận được mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện hiệp thương giá trong thực tế lại chưa quy định rõ về tính chất của các bên mua, bán hàng hóa, dịch vụ.
Bộ Tài chính cũng nhận định, từ thực tiễn triển khai hiệp thương giá cho thấy, việc quy định thẩm quyền yêu cầu hiệp thương giá của “Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh” (Điều 23 Luật giá) là không cần thiết, dễ gây các cách hiểu khác nhau trong triển khai pháp luật.
Đáng chú ý, hiện nay giá trị pháp lý của mức giá hiệp thương thành công, mức giá tạm thời khi hiệp thương không thành công chưa rõ ràng; chưa có các quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hiệp thương bao gồm cả bên mua, bên bán và cơ quan tổ chức hiệp thương.
Cụ thể về tính pháp lý của mức giá hiệp thương thành công
Tại báo cáo đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trên.
Theo đó, giải pháp thứ nhất được đề ra đó là không thay đổi các quy định về biện pháp hiệp thương giá. Giải pháp này sẽ không tác động tới kinh tế - xã hội, thủ tục hành chính cũng như quyền và nghĩa vụ của người dân. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng việc giữ nguyên các quy định hiện hành về biện pháp hiệp thương giá sẽ tiếp tục khiến cho việc hiệp thương giá trong một số trường hợp bị lạm dụng, không phù hợp với bản chất. Việc sử dụng hiệp thương giá giữa nhà nước và doanh nghiệp để mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước có thể bị chồng chéo với quy định pháp luật về mua sắm nhà nước với nhiều hình thức đấu thầu, mua sắm.
Hơn nữa, hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hiệp thương giá không cao do quy định hiện hành vẫn khiến cho việc thực hiện hiệp thương giá trong một số trường hợp chưa đúng với bản chất biện pháp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất một giải pháp khác đó là sửa đổi bổ sung thêm một số quy định pháp luật. Cụ thể, Luật Giá (sửa đổi) sẽ quy định phạm vi thực hiện hiệp thương giá chỉ thực hiện đối với việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ quan trọng, được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán, phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Việc mua sắm nhà nước thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu và không thuộc phạm vi hiệp thương giá (theo đó bỏ quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Giá).
Luật Giá cũng sẽ được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể về tính pháp lý của mức giá hiệp thương thành công và mức giá tạm thời trong trường hợp không hiệp thương thành công; Gắn với quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện mức giá trên.
Theo Bộ Tài chính, giải pháp này giúp việc khoanh vùng rõ phạm vi hiệp thương giá, tránh được tình trạng có các cách hiểu khác nhau về việc hiệp thương giá; Việc hiệp thương chỉ thực hiện giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp là đúng với bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bản chất của biện pháp và mục tiêu của biện pháp; đảm bảo việc áp dụng thực tiễn thuận lợi, thông suốt. Trên cơ sở đó sẽ làm rõ được mục đích của hiệp thương giá không phải là biện pháp can thiệp hay điều tiết của Nhà nước.
Việc sử dụng hiệp thương giá giữa nhà nước và doanh nghiệp để mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước cần đảm bảo đúng theo pháp luật về đầu thầu và các quy định liên quan, không thuộc phạm vi hiệp thương giá.
Đáng chú ý, việc loại bỏ quy định về điều kiện hiệp thương theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng giúp cho các cơ quan linh hoạt hơn trong việc thực hiện hiệp thương, không gây nhiều cách hiểu khác nhau, mâu thuẫn trong triển khai thực hiện pháp luật. Nhất là sẽ tránh có cách hiểu khác về Nhà nước có can thiệp vào giá mua – bán của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc bổ sung quy định về quy trình, cách thức để xác định mức giá tạm thời sẽ giúp thống nhất cách xác định mức giá tạm thời cũng như bảo đảm cơ sở pháp lý, trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương khi xác định mức giá này. Cơ quan tổ chức hiệp thương cũng có đầy đủ pháp lý vững chắc hơn để đảm bảo cho việc đưa ra mức giá có tính thuyết phục, đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, giải pháp này không làm phát sinh thủ tục hành chính mới. Đồng thời không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp; thống nhất với Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Và có sự tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Với những tác động tích cực như vậy, Bộ Tài chính đề xuất lựa chọn giải pháp thứ hai để thực hiện xây dựng Luật Giá (sửa đổi).
(责任编辑:La liga)
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Sáng mãi khí tiết người chiến sĩ cách mạng
- ·Cẩn trọng chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo
- ·Triển khai nhiều phần việc trong xây dựng nông thôn mới
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Chiến binh thời bình
- ·Công bố xã Vị Đông đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Phát huy lợi thế trụ cột công nghiệp
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Nỗ lực tăng thu ngân sách
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Xuất khẩu gạo được mùa, được giá
- ·Ông Phạm Thế Duyệt: Chỉnh đốn Đảng phải từ trên làm xuống
- ·Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Nhiều kết quả tích cực từ Nghị quyết đô thị
- ·Giá cây mít ruột đỏ giống giảm còn 80.000 đồng/cây
- ·Chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV phải rất bài bản, chặt chẽ
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Tạo không khí dân chủ, cởi mở khi ứng cử viên ĐBQH tiếp xúc cử tri