【cách đặt cược bóng đá】Tự tin “rót tiền" mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Rốt ráo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công | |
Dòng tiền đầu tư vào Việt Nam vẫn tích cực | |
AkzoNobel đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xanh tại Việt Nam | |
Cơ quan Thuế quốc gia Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam mở rộng hệ thống hóa đơn điện tử | |
Mũi giáp công thu hút đầu tư tư nhân: Nên hỗ trợ mô hình “sếu đầu đàn” | |
Chuyến bay đầu tiên đón công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về nước | |
Đón dòng đầu tư vàng từ FDI: Việt Nam không thể ngồi yên |
Đầu tháng 8, DHL Express - nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã ra mắt thêm 4 điểm giao dịch mới tại Việt Nam. Ảnh: Anh Vinh |
Nhiều dự án tăng thêm hàng triệu USD
Đầu tháng 8, DHL Express - nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã ra mắt thêm 4 điểm giao dịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển quốc tế đang ngày càng tăng nhanh tại Việt Nam. Với 4 điểm giao dịch mới này, DHL Express Việt Nam đang vận hành 10 điểm giao dịch, 2 cửa khẩu, 9 trung tâm khai thác, 4 trạm trung chuyển và 211 phương tiện giao nhận trên toàn quốc. Đặc biệt, dù các chuyến bay thương mại gần như ngưng trệ vì Covid-19, DHL Express vẫn duy trì khai thác 24 chuyến bay mỗi tuần từ Việt Nam, góp phần đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 7 tháng đầu năm 2020, số dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư giảm 21,7% so với cùng kỳ về số lượng (619 lượt dự án), nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm lại đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ. |
Ông Shoeib Reza Choudhury, Tổng giám đốc DHL Express Việt Nam chia sẻ, ngay cả trong thời điểm đại dịch Covid-19 như hiện nay, Công ty vẫn liên tục đầu tư nhằm mang đến sự thuận lợi hơn nữa cho tất cả khách hàng. Các điểm giao dịch mới chính là một cột mốc khác trong hành trình thực hiện sứ mệnh trở thành ‘Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế được lựa chọn’ của DHL Express tại Việt Nam”.
Cũng tự tin với kế hoạch đầu tư tại Việt Nam, đại diện Samsung Việt Nam đã chính thức bác bỏ một số thông tin không đúng về việc có thể chuyển một phần sản xuất điện thoại thông minh sang Ấn Độ. DN này cho biết, Samsung Việt Nam đang xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Thủ đô Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới của Samsung Việt Nam sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.200 người lên 3.000 người. Tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết Samsung Việt Nam vẫn bảo đảm sản xuất, kinh doanh, cam kết không giảm sản lượng và giữ nguyên mục tiêu xuất khẩu ở Việt Nam.
Ngoài ra, một số dự án đầu tư tăng thêm của DN nước ngoài tiêu biểu trong những tháng đầu năm như: Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu của chủ đầu tư Thái Lan điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD; dự án Khu Trung tâm đô thị Tây Hồ Tây của chủ đầu tư Hàn Quốc điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD; dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện từ INTC giai đoạn II của Công ty TNHH INTC (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD tại Phú Thọ; dự án công trình văn phòng tại Hà Nội của nhà đầu tư Singapore điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD…
Sớm nới lỏng các hạn chế di chuyển
Việt Nam vẫn luôn được đánh giá có môi trường đầu tư kinh doanh đang cải thiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra thì ảnh hưởng không nhỏ đến các DN nước ngoài tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, việc hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội khiến hoạt động kinh doanh thông thường bị đình trệ, nên trong quý 1, chỉ số BCI của EuroCham đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ trước đến nay với 27 điểm phần trăm. 88% DN tham gia khảo sát cho rằng đang chịu tác động tiêu cực do hậu quả của đại dịch. Tương tự, khảo sát của Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) với các DN Nhật Bản tại Việt Nam công bố hồi cuối tháng 7 cho thấy, 65% DN được hỏi cho biết doanh số năm 2020 sẽ giảm so với năm ngoái. Để đối phó với tình hình này, 22% số DN cho biết chuyển sang "đàm phán kinh doanh trực tuyến" và "dừng hoặc kéo dài việc mở rộng đầu tư/đầu tư mới" (12%).
Phân tích về những khó khăn trong đầu tư của các DN nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, đại dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã bị đình trệ, nhiều DN rơi vào tình cảnh khó khăn. Việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn bị ảnh hưởng. Mặc dù vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn tăng lên, song vẫn chủ yếu tăng là nhờ các dự án lớn, đã được nộp hồ sơ và đàm phán trong một thời gian dài trước đó.
Chính vì tình hình đó, các DN có vốn nước ngoài tại Việt Nam đều mong muốn Chính phủ có thêm hỗ trợ để các DN hoạt động thuận lợi hơn trong bối cảnh này. Các DN Nhật Bản theo khảo sát của JETRO đều đánh giá cao khả năng phục hồi của nền kinh tế vào quý 1/2021, 40% DN dự đoán DN sẽ phục hồi vào cuối năm 2020. Nhưng để làm được điều này, các DN Nhật Bản mong muốn Việt Nam sớm nới lỏng các hạn chế nhập cảnh, nhanh chóng khôi phục các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Còn theo ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham, để khôi phục hoạt động của các DN nước ngoài, cần giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề, chẳng hạn như đưa các chuyên gia nước ngoài quay trở lại làm việc tại các công ty, tổ chức quốc tế… Ngoài ra, nhiều DN nước ngoài cũng hy vọng các cơ quan quản lý có thêm các giải pháp như cải thiện và mở rộng hệ thống y tế, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ thu nhập cho người nước ngoài…