游客发表

【lịch thi đấu bóng đá mới nhất】Vì sao VinaCapital đầu tư lớn vào bệnh viện Thu Cúc?

发帖时间:2025-01-25 15:37:20

Vì sao VinaCapital đầu tư lớn vào bệnh viện Thu Cúc?ìsaoVinaCapitalđầutưlớnvàobệnhviệnThuCúlịch thi đấu bóng đá mới nhất

Theo TheLeader

Đầu tư vào lĩnh vực bệnh viện tư nhân tại Việt Nam luôn được đánh giá nhiều tiềm năng nhờ nhu cầu chi tiêu y tế nhưng không ít bệnh viện gặp khó, thậm chí phá sản.

Mới đây, hệ thống y tế Thu Cúc công bố hoàn tất việc tiếp nhận vốn từ Quỹ đầu tư VOF do VinaCapital quản lý. Theo đó, quỹ của VinaCapital đã chi ra 26,7 triệu USD để thâu tóm 30% cổ phần của hệ thống bệnh viện và phòng khám Thu Cúc. 

Sau khi nhận vốn, hệ thống y tế Thu Cúc cho biết sẽ điều chỉnh nhận diện thương hiệu để phù hợp với chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của Ià trở thành đơn vị đứng đầu hệ thống bệnh viện tư nhân Việt Nam trong tương lai.

Những năm gần đây, y tế tư nhân tại Việt Namđang phát triển phát triển mạnh mẽ nhờ nguồn vốn đầu tư tư nhân. Theo số liệu của bộ Y tế, trong vòng 10 năm, số bệnh viện tư nhân tăng từ 102 bệnh viện với 5.800 giường bệnh năm 2010 lên 231 bệnh viện (19,4% tổng số bệnh viện) với khoảng 16.000 giường bệnh (5% tổng số giường bệnh, 1,7 giường trên 1 vạn dân) và trên 35.000 phòng khám tư nhân vào cuối năm 2019, góp phần cung cấp 43% dịch vụ ngoại trú và 2,1% tổng số dịch vụ nội trú.

Phòng khám đa khoa Quốc tế Thu Cúc. 

Dù y tế tư nhân nở rộ, thống kê cho thấy hàng năm người Việt vẫn chi ra khoảng 2 tỷ USD để ra nước ngoài khám chữa bệnh, điều này cho thấy dư địa phát triển của y tế tư nhân tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Trước khi rót vốn vào hệ thống y tế Thu Cúc, VinaCapital đã đầu tư lớn vào lĩnh vực y tế tư nhân tại Việt Nam. Gần đây nhất, năm 2018, quỹ này rót 25 triệu USD vào Công ty Y khoa Tâm Trí, chuỗi bệnh viện tư nhân tại Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM và Đồng Tháp, với trên 500 giường bệnh và hơn 700 nhân viên y tế. 

Tổng Giám đốc và là cổ đông sáng lập Y khoa Tâm Trí là bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng. Đây là lần thứ 2 quỹ VinaCapitalhợp tác với bác sĩ Tùng đầu tư vào bệnh viện.

Hơn 10 năm trước, VinaCapital đầu tư 30 triệu USD vào Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, cũng do bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng thành lập. Đến năm 2013, hai bên cùng thoái vốn khỏi Y Khoa Hoàn Mỹ cho Tập đoàn Fortis Healthcare với giá 100 triệu USD tương đương 65% cổ phần. Một thời gian sau, Fortis Healthcare tiếp tục bán cổ phần Y Khoa Hoàn Mỹ cho Tập đoàn Richard Chandler.

Sau khi nhận vốn từ VinaCapital, hệ thống Y khoa Tâm Trí đặt mục tiêu mở rộng hệ thống bệnh viện trên phạm vi cả nước, chú trọng vào các thành phố lớn như TP.HCM, các tỉnh miền Trung và khu vực phía Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặc dù vậy hơn 2 năm qua, Y khoa Tâm Trí vẫn chưa mở thêm bệnh viện mới. Thị trường cũng không chứng kiến thêm những thương vụ đầu tư vào bệnh viện tư nhân, cho tới khi chính VinaCapital công bố rót vốn vào hệ thống Y tế Thu Cúc.

Dù được đánh giá nhiều tiềm năng, song đầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân tại Việt Nam không phải lúc nào cũng thành công. Trên thực tế, hiện không ít bệnh viện tư nhân tại Việt Nam gặp khó khăn tài chính thậm chí rơi vào trình trạng phá sản.

Năm 2017, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Phúc An Khang tuyên bố phá sản sau hơn 2 năm hoạt động. Đây là mô hình bệnh viện đầu tiên được chuyển đổi công năng từ chung cư cao cấp, có quy mô 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên do hoạt động kém hiệu quả và khả năng tài chính không đảm bảo, đơn vị này đã gửi công văn đến Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm cấp cứu 115… để thông báo về việc ngừng hoạt động. Tại thời điểm đó, bệnh viện ghi nhận lỗ lũy kế trên 60 tỷ đồng, chưa bao gồm lãi vay ban đầu.

Một bệnh viện tư nhân lớn khác tại TP.HCM là Bệnh viện quốc tế City (City International Hospital - CIH) cũng liên tục ghi nhận lỗ ròng từ khi đi vào hoạt động năm 2014. Cụ thể, doanh thu của bệnh viện tăng từ 4,2 triệu USD năm 2015 lên 12,7 triệu USD vào năm 2018 nhưng chi phí vận hành tăng cao và chi phí tài chính lớn khiến bệnh viện chưa có lãi.

Tương tự, hệ thống bệnh viện Vinmec của Tập đoàn Vingroup dù liên tục mở rộng ở nhiều tỉnh thành, doanh thu tăng trưởng cao mỗi năm nhưng vẫn chưa có lãi. Báo cáo của Tập đoàn này cho biết, lĩnh vực y tế trong các năm gần đây đều chịu lỗ hơn 1.000 tỷ đồng đồng. Trước đó, từ cuối năm 2016, Vingroup đã công bố chuyển đổi hệ thống Vinmec sang mô hình phi lợi nhuận, cam kết dành 100% lợi nhuận cho xã hội.

Trở lại với VinaCapital, động lực lớn nhất quỹ này quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân có lẽ vẫn là tiềm năng trong tương lai của thị trường. Báo cáo Việt Nam 2035 của World Bank dự báo, dư địa phát triển của dịch vụ y tế tư nhân còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh tổng chi tiêu cho y tế đang chiếm đến 5,8% GDP, cao nhất so với các nước trong khu vực và dự báo duy trì ổn định trong vòng 20 năm tới nhờ lộ trình xã hội hoá y tế.

Bên cạnh đó, những cái tên quỹ ngoại lựa chọn đều có hệ thống quản lý tốt, vững vàng, chiến lược khôn ngoan tập trung vào các ngành được hỗ trợ nhiều bởi máy móc như thẩm mỹ, nha khoa, nhãn khoa,…

Link bài gốc

热门排行

友情链接