【giải tây ban nha hôm nay】Áp dụng IFRS 9: Các thách thức cần vượt qua đối với tổ chức tín dụng

Thể thao 2025-01-10 16:21:54 539

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về công cụ tài chính (IFRS 9) thay thế chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 và đã được áp dụng rộng rãi bởi các định chế tài chính trên toàn cầu kể từ ngày 1/1/2018.

IFRS 9 đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (Expected Credit Loss-ECL),ÁpdụngIFRSCáctháchthứccầnvượtquađốivớitổchứctíndụgiải tây ban nha hôm nay áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng, theo đó các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai, khác với thực tiễn hiện hành là chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh (Incurred Loss Mode) theo quy định trong IAS 39.

Theo Dự thảo lộ trình áp dụng IFRS đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt, dự kiến IFRS sẽ được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam từ sau năm 2025. Do vậy, nhiều tổ chức tài chính trong nước cho rằng lên kế hoạch triển khai IFRS 9 ở thời điểm hiện tại là chưa cấp thiết.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế của PwC trong tư vấn triển khai áp dụng IFRS 9 tại các nước trên thế giới cho thấy, so với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn và cần nhiều thời gian hơn cho công tác chuẩn bị, triển khai và áp dụng IFRS 9 do mức độ ảnh hưởng của chuẩn mực này đến lợi nhuận của tổ chức tín dụng, quy trình quản lý rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo nhân sự.

Tại Việt Nam, dù chưa phải là yêu cầu bắt buộc, nhưng một số ngân hàng hiện đã bắt đầu thực hiện hoặc có kế hoạch chuyển đổi hệ thống báo cáo tài chính sang chuẩn mực IFRS 9, nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, quản lý rủi ro tốt hơn, cũng như tăng sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng chủ động tìm hiểu, thực hiện IFRS 9 và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển đổi ngân hàng theo hướng minh bạch, hiệu quả và phù hợp với các thông lệ quốc tế hơn. Qua đó, các ngân hàng Việt sẽ có được vị trí lớn mạnh hơn trên sân chơi toàn cầu.

nguyen hoang nam

Nguyễn Hoàng Nam – Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo, Công ty PwC Việt Nam

Một số vấn đề mà mà tổ chức tín dụng cần phải xem xét khi lên kế hoạch áp dụng bao gồm thời gian, dữ liệu, mô hình tổn thất tín dụng, hệ thống phần mềm, quy trình và kiểm soát.

Đầu tiên, nếu không có kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể, khả thi, các tổ chức tín dụng có thể gặp thách thức lớn về thời gian. Nếu thời gian áp dụng dự kiến là năm 2022, thì các chính sách và quy trình nội bộ, hệ thống, mô hình của tổ chức cần phải trong trạng thái sẵn sàng muộn nhất từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Các tổ chức tín dụng được Bộ Tài chính lựa chọn áp dụng trong giai đoạn thử nghiệm (2022 – 2025) sẽ gặp áp lực về thời gian khi áp dụng các chuẩn mực này.

Hơn nữa, các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng mô hình tổn thất tín dụng dự kiến khá chi tiết và có thể kéo dài qua một chu kỳ kinh tế và nhiều năm. Việc truy xuất lại các dữ liệu quá khứ một cách đồng bộ có thể gặp nhiều khó khăn, không chỉ về mặt thời gian do các tổ chức tín dụng có thể trải qua những lần thay đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi hoặc xây dựng và nâng cấp hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ.

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là xây dựng mô hình và tích hợp ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô vào mô hình rủi ro tín dụng. Phát triển mô hình để ước tính tổn thất tín dụng là một khái niệm còn mới mẻ tại Việt Nam. Thêm vào đó, yêu cầu xác định ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô dự báo đối với dự phòng tổn thất thông qua áp dụng mô hình cũng là một thách thức. Các tổ chức tín dụng có thể cần tìm đến sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia bên ngoài trong giai đoạn triển khai, kết hợp với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội bộ nhằm đảm bảo mô hình tiếp tục được vận hành một cách hữu hiệu giai đoạn sau triển khai.

Một yếu tố cần chú trọng nữa là hệ thống phần mềm, do lượng thông tin cần xử lý, phân tích để đưa ra lựa chọn mô hình thích hợp và tính toán dự phòng tổn thất tín dụng là khá chi tiết và phức tạp. Các tổ chức tín dụng do vậy cần xem xét triển khai phần mềm phù hợp nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thông tin tổn thất tín dụng cho các mục đích báo cáo quản trị và báo cáo tài chính.

Cuối cùng là xây dựng và cập nhật các quy trình và kiểm soát để hỗ trợ duy trì tính hữu hiệu của mô hình giai đoạn sau triển khai. Cụ thể là các quy trình và kiểm soát liên quan đến phân loại tài sản tài chính, nhận diện và cập nhật thông tin về dấu hiệu suy yếu của các khoản vay, tích hợp các thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô, rà soát phân tích biến động chi phí dự phòng, v.v.

Có thể thấy rằng, thời gian chuẩn bị và mức đầu tư ban đầu cho chuyển đổi báo cáo tài chính theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và triển khai IFRS 9 là không nhỏ, nhưng đây là khoản đầu tư cần phải có giúp nâng tầm các tổ chức tín dụng Việt Nam trong lộ trình hội nhập toàn cầu, gia tăng niềm tin của các tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào báo cáo tài chính cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam./.

(*): Trần Mỹ Gấm – Trưởng phòng cao cấp Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo, Công ty PwC Việt Nam

Trần Mỹ Gấm (*)

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/295a799597.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai

Tập trung giải ngân hoàn thành chương trình tín dụng

Sẽ thu hồi quyết định bổ nhiệm không đúng chuẩn

Nâng cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên

Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh

Không nên chặt bỏ cao su

Học Bác bằng việc làm thiết thực

Những nông dân sản xuất giỏi

友情链接