【keo nha cai 4】Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:08:39

Nút thắt giải phóng mặt bằng

Có khá nhiều thắc mắc và ý kiến đề xuất được nhà đầu tưnêu ra tại hội nghị tham vấn nhà đầu tư về Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi 5 dự ánBOT đầu tư theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15,àđầutưchưasẵnsàngrótvốnvàodựánBOTtạkeo nha cai 4 diễn ra mới đây tại TP.HCM. Khác với những dự án đã làm trước đây, để dự án khả thi, thu hút được nhà đầu tư, lần này Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM lấy ý kiến góp ý của nhà đầu tư ngay từ bước lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi.

Khi tổ chức tham vấn, nhiều doanh nghiệpđầu tư hạ tầng lớn hiện nay như Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Sơn Hải, Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Tập đoàn Định An… quan tâm tham gia. Dù vậy, các doanh nghiệp tham dự đều có chung lo ngại khi đầu tư vào các dự án BOT là phần giải phóng mặt bằng không được đảm bảo, dẫn đến nhà đầu tư bị mắc kẹt khiến dự án kéo dài, làm đội vốn, tăng thời gian thu phí.

“Nhà nước phải đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành 90% thì nhà đầu tư mới bỏ tiền thi công. Nếu yêu cầu nhà đầu tư triển khai xây dựng khi mặt bằng còn hạn chế, thì rủi ro sẽ rất lớn, chỉ cần không có mặt bằng một tháng cũng khiến doanh nghiệp chôn vốn, gây thiệt hại nghiêm trọng”, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) nêu.

Từ kinh nghiệm thực tế khi đầu tư các dự án hạ tầng tại TP.HCM, ông Bình đề xuất, muốn dự án khả thi thì bắt buộc phải tách thành dự án giải phóng mặt bằng riêng do cơ quan nhà nước thực hiện. Theo ông Bình, tại 5 dự án BOT, việc giải phóng mặt bằng phải hoàn thành 90% thì mới có nhà đầu tư rót vốn vào thi công.

Cũng lo ngại về vấn đề giải phóng mặt bằng, ông Cao Đăng Hoạt, Chủ tịch Tập đoàn Định An cho rằng, nhiều dự án dù đã được tách thành dự án riêng, nhưng quá trình giải phóng mặt bằng của các dự án vẫn kéo dài. Trường hợp Nhà nước giải phóng được 90% mặt bằng “sạch” thì nhà đầu tư cũng mất nhiều cơ hội trong việc huy động vốn vì thời gian quá dài. Do vậy, yếu tố quan trọng nhất mà TP.HCM phải đảm bảo cho nhà đầu tư ở 5 dự án BOT là bàn giao mặt bằng đúng hạn.

Giải đáp những lo ngại của nhà đầu tư, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, cả 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98 đều được Thành phố tách phần giải phóng mặt bằng ra thành dự án riêng. Hạng mục này do Thành phố thực hiện và ngân sách nhà nước chi trả, nhà đầu tư sẽ rót vốn để thực hiện phần xây lắp. 

Tỷ suất lợi nhuận chưa hấp dẫn

Theo phương án tài chínhmà đơn vị tư vấn xây dựng, đối với 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98, trung bình phần vốn nhà nước tham gia khoảng 60%, doanh nghiệp tham gia 40%. Thời gian hoàn vốn khoảng 20 - 24 năm, tỷ suất lãi vay khoảng 10,3% và tỷ suất lợi nhuận trên 11%.

Với phương án tài chính như trên, ông Lê Quốc Bình cho rằng, tỷ suất lợi nhuận chỉ 11%, trong khi thời gian thu phí kéo dài tới 20 - 24 năm sẽ rất khó mời gọi nhà đầu tư tham gia. Doanh nghiệp sẽ mang vốn đầu tư dự án có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, thời gian thu phí nhanh hơn.

Tương tự, theo ông Lê Quỳnh Mai, Phó chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, tại các dự án BOT cần có sự tham gia vốn ngân sách nhà nước từ 50% đến 70% để rút ngắn thời gian thu phí và đảm bảo thu hồi vốn cho nhà đầu tư. Ông Mai tính toán, phương án thu hồi vốn cho 5 dự án BOT tại TP.HCM khoảng 20 năm là hợp lý, không nên để thời gian thu hồi vốn cao hơn vì không khả thi với phương án tài chính.

Về tiêu chí chọn nhà đầu tư, ông Lê Quốc Bình đề xuất, nên chọn nhà đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước ít nhất, thay vì chọn nhà đầu tư có thời gian thu phí ngắn nhất và không áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro.

“Doanh nghiệp tham gia cuộc chơi phải chấp nhận lời ăn, lỗ chịu, không trông chờ Nhà nước bù lỗ. Như vậy, khi quyết định tham gia dự án, nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất kỹ, khi đó hiệu quả dự án sẽ được đảm bảo tốt nhất”, ông Bình thẳng thắn.

Một số nhà đầu tư đề xuất, cần cập nhật đơn giá mới để đảm bảo phương án tài chính. Ông Cao Đăng Hoạt nhận xét, tất cả các hệ số đơn giá tư vấn thiết kế đưa ra trong các dự án BOT không cập nhật với giá thực tế.  Bởi vì, trong quá trình thi công, đơn giá trong dự án và đơn giá thực tế thường chênh nhau 10 - 30%, thậm chí có dự án lên tới 50%.

Ông Hoạt dẫn ví dụ, khi Tập đoàn Định An tham gia các dự án cao tốc Bắc - Nam đều lỗ khủng vì trượt giá. “Nếu tư vấn thiết kế không cập nhật đơn giá theo thực tế thì nhà đầu tư sẽ rất lo ngại”, ông Hoạt bày tỏ.

Về chế tài, một số nhà đầu tư đề xuất, trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ chế tài trong trường hợp nhà đầu tư đã thi công rồi mà còn vài phần trăm mặt bằng chưa giải phóng xong, khiến dự án không thể hoàn thành đưa vào sử dụng thì Nhà nước phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cũng sẽ bị chế tài nếu thi công chậm trễ, không kịp tiến độ.

顶: 412踩: 3