您的当前位置:首页 > La liga > 【tỷ số kashima】Nhiều rủi ro khi giao dịch với hợp đồng “2 giá” 正文

【tỷ số kashima】Nhiều rủi ro khi giao dịch với hợp đồng “2 giá”

时间:2025-01-25 06:07:54 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Thực tế hiện nay trong đời sống, việc chuyển nhượng bất động sản “2 giá” đang diễ tỷ số kashima

Thực tế hiện nay trong đời sống,ềurủirokhigiaodịchvớihợpđồtỷ số kashima việc chuyển nhượng bất động sản “2 giá” đang diễn ra khá phổ biến nhằm trốn thuế, giảm thuế. Hành vi này vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật đối với vấn đề này, phóng viên Báo Hậu Giang đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Mạnh (ảnh), Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh.

Thực tế việc chuyển nhượng bất động sản “2 giá” là gì, thưa ông ?

 - Chuyển nhượng bất động sản “2 giá” có thể hiểu là việc chuyển nhượng một bất động sản nhưng các bên lập 2 hợp đồng chuyển nhượng với 2 giá khác nhau nhằm trốn, giảm số thuế, lệ phí phải nộp.

Người dân đến thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất đai tại một văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh.

Khi chuyển nhượng bất động sản “2 giá”, các bên thường lập 2 hợp đồng cụ thể như sau: Hợp đồng thứ nhất là hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Hợp đồng này sử dụng để khai nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và đăng ký biến động theo quy định (đăng ký sang tên). Giá chuyển nhượng tại hợp đồng này thường thấp hơn nhiều so với giá thực tế mà các bên thỏa thuận nhằm giảm số tiền phải đóng thuế.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định: Giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, bảng giá đất của UBND cấp tỉnh quy định là căn cứ tính thuế đối với trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

Còn hợp đồng thứ hai là hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hợp đồng này là “giá thực tế” mà bên nhận chuyển nhượng trả cho bên chuyển nhượng.

Vậy những rủi ro khi chuyển nhượng bất động sản “2 giá” là gì, thưa ông ?

- Khi chuyển nhượng bất động sản “2 giá” có thể xảy ra việc tranh chấp và mất tiền, trong đó, rủi ro ở trường hợp này thuộc về bên chuyển nhượng (bên bán).

Cụ thể, khi có 2 hợp đồng, trong đó chỉ có một hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực thì theo quy định hợp đồng này sẽ có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, pháp luật sẽ ghi nhận hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực với giá thấp hơn nhiều so với “giá thực tế”. Và khi đó bên chuyển nhượng dễ “bị mất tiền” nếu bên nhận chuyển nhượng chưa trả hoặc chưa trả hết số tiền chênh lệch.

Ngoài ra, bên nhận chuyển nhượng cũng gặp rủi ro nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu là các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (theo khoản 2 Điều 131, Bộ luật Dân sự 2015 - PV). Lúc này, bên nhận chuyển nhượng chỉ nhận được số tiền trong hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp chứng minh tồn tại hợp đồng theo giá thực tế.

Thưa ông, việc chuyển nhượng “2 giá” có vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý như nào ?

- Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì hành vi khai giá trên hợp đồng chuyển nhượng nhà đất thấp hơn thực tế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như: Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; phạt tiền 1 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một tình tiết giảm nhẹ trở lên; phạt tiền 2 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một tình tiết tăng nặng… Ngoài việc bị phạt tiền, người bị xử phạt còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách của Nhà nước.

Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, người chuyển nhượng bất động sản “2 giá” nhằm trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt chính là phạt tiền hoặc phạt tù có thời hạn đến 7 năm về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh: Là thành viên Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại tỉnh, thời gian qua tôi nhận thấy có rất nhiều vụ việc người dân khiếu nại về giá đất, dù biết giá đất giao dịch ngoài thực tế cao, nhưng khi cơ quan chức năng xác minh thì lại không có căn cứ pháp lý nâng giá cho người dân, bởi khi cơ quan chức năng xem xét các hợp đồng chuyển nhượng trong cùng khu vực, thì giá trị chuyển nhượng ghi trong các hợp đồng thu thập được, thậm chí còn thấp hơn giá các hộ được bồi thường, hỗ trợ.

Do đó, tôi thấy hệ lụy từ việc người dân khai thấp giá trị hợp đồng hơn giá trị thực khi chuyển nhượng đất đai không chỉ gây thất thu thuế, mà còn làm khó cho cơ quan chức năng trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu giá đất, vì giá đất thực không được ghi nhận trên các hợp đồng giao dịch về đất đai. Từ đó, khó có thể xây dựng được một hệ thống quản lý giá đất chuyên nghiệp, chính xác và dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ không thể đảm bảo được yêu cầu của người dân.

 

Tăng cường xử lý, chống thất thu thuế

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị Cục Thuế tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật thuế, đặc biệt là nội dung quy định về hành vi trốn thuế và xử lý vi phạm đối với hành vi trốn thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để người dân, doanh nghiệp được biết, hiểu, đồng thuận và thực hiện tốt.

Về phía Sở Tư pháp tỉnh, cần chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; hướng dẫn cá nhân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai đúng giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật; từ chối công chứng các hợp đồng giao dịch bất động sản khi xác định giá mua, bán ghi trên hợp đồng chưa đúng hoặc chưa phù hợp với giá giao dịch thực tế. UBND tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với cơ quan thuế xác minh, thu thập thông tin, tài liệu theo đề nghị của cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan khi phát hiện các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế nhằm xử lý, răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách nhà nước.

 

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này !

Đ.BẢO thực hiện