您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【lịch thi đấu arg】Bộ Tài chính ‘gỡ khó’ cho doanh nghiệp phân bón

Nhận Định Bóng Đá783人已围观

简介Sản xuất phân bón tại Nhà máy sản xuất DAP tại Đình Vũ, Hải Phòng thuộc Công ty Cổ phần DAP-VINACHEM ...

phân bón dap đình vũ

Sản xuất phân bón tại Nhà máy sản xuất DAP tại Đình Vũ,ộTàichínhgỡkhóchodoanhnghiệpphânbólịch thi đấu arg Hải Phòng thuộc Công ty Cổ phần DAP-VINACHEM. (Ảnh nguồn VINACHEM)

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng Diamoni hydro orthophosphat (diammoni phosphat) thuộc mã hàng 3105.30.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Việc sửa đổi này trên cơ sở đề xuất trước đó của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu mặt hàng phân bón DAP.

Phân bón Việt Nam gặp khó

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng phân bón DAP cả nước là khoảng 1 triệu tấn/năm.

Hiện Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất phân bón DAP thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với tổng công suất thiết kế đạt 660.000 tấn DAP/năm. Một trong hai DN là Công ty Cổ phần DAP-VINACHEM cho biết đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm phân bón DAP do nhiều nguyên nhân như nhu cầu không tăng, áp lực cạnh tranh với phân bón của Trung Quốc đang được hưởng chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạ giá thành...

Cũng theo báo cáo của doanh nghiệp, giá thành sản xuất phân bón DAP năm 2014 là 8,975 triệu đồng/tấn, giá bán là 8,948 triệu đồng/tấn. 10 tháng đầu năm 2015, giá thành sản xuất là 9,86 triệu đồng/tấn trong khi giá bán là 9,83 triệu đồng/tấn. Giá bán sản phẩm phân bón DAP năm 2015 cao hơn năm 2014 chủ yếu do giá nguyên liệu tăng, chi phí đầu vào tăng. Dự kiến từ nay đến cuối năm, giá tiêu thụ sản phẩm phân bón DAP sẽ còn giảm.

Số liệu do Tổng cục Hải quan cung cấp cũng cho thấy, mặt hàng phân bón DAP nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2015 đạt 725 ngàn tấn, trị giá đạt 339 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 87% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính bình quân giá nhập khẩu phân bón DAP năm 2015 là 10,2 triệu đồng/tấn.

Tuy nhiên theo thông tin của Công ty CP DAP VIANCHEM, hiện nay DAP nhập khẩu vào Việt Nam, nhiều nhất là từ Trung Quốc, chủ yếu có 2 loại, trong đó loại cạnh tranh trực tiếp với phân bón DAP sản xuất trong có giá nhập khẩu tương đương từ 9,4 triệu đồng/tấn đến 9,7 triệu đồng/tấn, loại còn lại cũng chỉ tương đương gần 9,3 triệu đồng/tấn. Các mức giá này thấp hơn nhiều giá thành sản xuất của Công ty hiện nay (là khoảng 9,8 triệu đồng/tấn), nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ của Công ty.

Tính đến hết tháng 10/2015, tồn kho DAP của Công ty DAP-VINACHEM là 53.735 tấn. Trong các tháng cuối năm 2015 tồn kho tiếp tục tăng do tình hình tiêu thụ rất khó khăn như trên. Ước tính đến hết tháng 11 tồn kho tăng lên trên 70.000 tấn.

Theo giải trình của Công ty, mặc dù lượng tồn kho lớn nhưng vẫn phải duy trì sản xuất vì quy trình sản xuất phân bón DAP có chứa axit sunfuric, nếu giảm công suất thì sẽ làm cho hệ thống dây chuyền công nghệ, đường ống, máy móc, thiết bị bị ăn mòn, phá hủy do trong dẫn đến chi phí sửa chữa sẽ rất lớn.

Trong khi đó, theo biểu thuế suất nhập khẩu hiện hành, mã hàng 3105.30.00 quy định Diamoni hydro orthophosphat (diammoni phosphat –DAP) có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 3%.

Do đó, để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu của phân bón DAP đang từ 3% năm 2015 lên mức thuế là 6%, từ ngày 01/01/2016.

Tăng thuế nhập khẩu, gỡ khó cho DN nội

Trong văn bản xin ý kiến các bộ, ngành và hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng cho biết, theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, mặt hàng phân bón DAP thuộc mã hàng 3105.30.00 - Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) có mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành là 3%, cam kết theo WTO là 6,5%.

Căn cứ theo Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/09/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các mặt hàng 3105.30.00 có khung thuế suất thuế nhập khẩu là 0-8%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong Hiệp định ACFTA là 20%, AKFTA là 0%, ATIGA là 0%.

Trên cơ sở trình bày của DN và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như trên, Bộ Tài chính cho biết, kiến nghị tăng thuế nhập khẩu đối với phân bón DAP là có cơ sở.

Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành, một số mặt hàng phân bón cùng nhóm 3105 trong nước đã sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu cũng đang được quy định mức 6% như Superphosphat và phân bón có chứa phosphat đã nung, mã hàng 3105.10.10. Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa hai hoặc ba trong số các nguyên tố nitơ, phospho và kali, mã hàng 3105.10.20, phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố là nitơ, phospho và kali.

Mặt khác, mặt hàng này được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (88% tổng lượng nhập khẩu) và hiện đang áp dụng theo mức thuế suất MFN là 3% trong khi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi từ Hàn Quốc là 0%.

Do đó, để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất, hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc, Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với phân bón DAP từ 3% lên 6%.

“Việc điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước, giảm lượng tồn kho cao, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho người lao động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu nội địa”, văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ./.

N.P

Tags:

相关文章