Ngoại giao nâng tầm cao mớiNăm 2023 tình hình thế giới diễnbiến phức tạp,ạigiaocâthứ hạng của chaves khó lường. Bên cạnh những khó khăn mấy năm qua, nay xuất hiện những diễn biến mới. Nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác lớn của nước ta thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ, tài khóa. Đã vậy, còn xuất hiện thêm những điểm nóng xung đột, đe dọa an ninh năng lượng và đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, với các giải pháp linh hoạt, phù hợp đã ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng. | Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chụp ảnh chung trước hội đàm ngày 11/9/2023 trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: TL |
Bên cạnh những thành quả về kinh tế - xã hội, công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số được đẩy mạnh; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được chú trọng. Đặc biệt, Việt Nam triển khai đồng bộ, hiệu quả, thiết thực công tác đối ngoại, nhất là các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế, văn hóa, thúc đẩy có hiệu quả quan hệ hợp tác với các nước lớn, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 6 nướcNgày 27/11/2023, Việt Nam - Nhật Bản ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới, đưa Nhật Bản trở thành nước thứ sáu mà Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (bao gồm: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản). |
Năm 2023 chứng kiến những hoạt động ngoại giao sôi động, ấn tượng của đất nước như: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm chính thức nước CHDCND Lào, thăm và dự lễ Đăng quang của Nhà Vua Anh Charles Đệ Tam, đến San Francisco để dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Mỹ theo lời mời từ Tổng thống Joe Biden, thăm chính thức Nhật Bản...; Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ...; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina, Cộng hòa Đông Urguoay, Bangladesh, Bulgaria, Lào, Thái Lan... Sự hiện diện và những hoạt động nổi bật của các vị lãnh đạo đất nước ta trong những chuyến thăm chính thức cấp cao và các hội nghị quốc tế đã ghi những dấu ấn đặc biệt của Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và thế giới. Đặc biệt, chúng ta vinh dự được đón tiếp Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân, Thủ tướng Australia, Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc... thăm chính thức đất nước Việt Nam. Chưa năm nào Việt Nam đón các vị nguyên thủ quốc gia các nước sang thăm nhiều đến thế. Những hoạt động đối ngoại cấp cao của các vị lãnh đạo đất nước ta không chỉ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; mà còn giới thiệu hình ảnh một Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế. Thắng lợi từ bản sắc “ngoại giao cây tre”Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29, tháng 8/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, ngoại giao Việt Nam đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam. Khái niệm “ngoại giao cây tre”được nêu lên từ thời điểm ấy. Nhưng cội nguồn của nó, nội hàm của nó thì đãđược chắt lọc, đắp bồi từ truyền thống dân tộc mà nên. | Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hội đàm, chiều 12/12/2023 trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh: TTXVN. |
Nói như thế bởi truyền thống và văn hóa của người Việt Nam là “lấy trí nhân mà thay cường bạo”, nhân nghĩa, trí dũng, linh hoạt cương nhu, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 đã phân tích rõ: Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" - mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người,... thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam. Tổng Bí thư cũng đã có những kết luận rất hay và rất thiết thực về đường lối “ngoại giao cây tre” đã đem lại “sức mạnh mềm” cho đất nước ta từ trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, cho đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tổng Bí thư nói: “Nếu trước đây trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, bằng sự nghiệp chính nghĩa và xương máu củamình, nhân dân ta đã giành được sự đồng tình và vị trí rất cao trong lương tri của nhân loại, thì ngày nay nhờ công cuộc Đổi mới và chính sách đối ngoại hòa hiếu, rộng mở, Việt Nam đã có được một vị thế mới trong quan hệ quốc tế... Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin, theo đường lối ngoại giao gắn với hình tượng những cây tre “gốc vững và quyện vào nhau, thân chắc, cành uyển chuyển”, Việt Nam đã có “khí thế mới, xung lực mới”, sẽ tiếp tục vươn cao mạnh mẽ hơn trong tương lai. Phát triển nền đối ngoại toàn diện, hiện đạiTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoàn thành, giới thiệu đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” thể hiện tư duy và tầm nhìn chiến lược về công tác đối ngoại. Những bài viết trong cuốn sách bao hàm giá trị cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện đường lối và bản sắc đối ngoại, ngoại giao của Đảng, đúc kết tư tưởng cốt lõi của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam xuyên suốt lịch sử dân tộc mà đỉnh cao là nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, phương pháp luận trong đánh giá tình hình thế giới, nhận diện đặc điểm của thời đại, cơ hội, thách thức và ứng xử của Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. |
|