发布时间:2025-01-10 01:56:36 来源:88Point 作者:World Cup
Toàn cầu hoá đã và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích,Ứngphóvớikhủnghoảkq koln nên quá trình này nên được duy trì. Ảnh: Đức Thanh |
Câu hỏi ngỏ
EU có thể xử lý êm thấm cuộc khủng hoảng Corona hay không vẫn là câu hỏi ngỏ, bởi liên minh siêu cường đa quốc gia này đang vấp phải nhiều vấn đề đến từ chính cơ cấu tổ chức của mình. Sự lung lay của EU có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng phát triển và tăng trưởng của Việt Nam, bởi Việt Nam cũng là một mắt xích của thương mại toàn cầu.
Khi tổ chức tiền thân của EU là Cộng đồng Than và Thép châu Âu (ECSC) được thành lập năm 1952, các thành viên sáng lập đã thống nhất dùng hợp tác kinh tếđể chấn hưng một châu Âu đang bị tàn phá bởi tàn dư của các cuộc xung đột vũ trang. Trong nhiều thập kỷ, dự ánhòa bình khổng lồ này vận hành dựa trên một chính sách chung áp dụng cho Cộng đồng châu Âu.
Những năm gần đây, như nhiều chuyên gia đã nghi ngại, dự án hòa bình ban đầu đã trở thành một sự bất tiện. Đầu năm 2020, nước Anh chính thức rời khỏi EU (Brexit) sau nhiều năm tranh cãi gay gắt và trải qua nhiều cuộc tranh luận không phải lúc nào cũng công bằng.
Có vẻ EU đã mắc những sai lầm. Nếu muốn tiếp tục duy trì bằng sự thịnh vượng thực sự, chứ không phải bằng vũ lực, EU phải giải quyết những sai lầm đó. Một cuộc cải tổ mạnh mẽ và tầm cỡ như hệ thống chính sách “Đổi mới” của Việt Nam là liều thuốc EU đang cần.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng hiện nay của EU. Nhiều người đổ lỗi cho sự ra đời của euro vào năm 1999, vì cho rằng, đồng tiền chung này đã kết nối các quốc gia có năng lực tài chínhquá chênh lệch.
Với các nước mạnh như Đức, euro quá yếu đã làm bùng nổ xuất khẩu, điều sẽ khó xảy ra nếu đồng mark vẫn được duy trì. Do euro yếu, nên các ngành công nghiệp nội địa Đức không cần nỗ lực quá nhiều để có thể tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Trong khi đó, với các nước EU khác như Hy Lạp, euro lại quá mạnh. Kết quả là, hàng xuất khẩu của Hy Lạp trở nên quá đắt đỏ và không tìm được đầu ra. Chi phí nhân công cũng quá cao so với năng suất lao động, mà nước này không có cách nào kéo giá trị của euro về ngang với thực lực kinh tế của mình. Sản xuất công nghiệp của Hy Lạp vì vậy mà sụp đổ.
Nói một cách dễ hiểu hơn, euro không phải là đồng tiền dành cho mọi quốc gia. Tình hình ở Việt Nam khả quan hơn rất nhiều
Chính sách tiền tệ ở EU cũng là một mớ hỗn độn.
Trong khi Ngân hàngTrung ương châu Âu (ECB) phải điều động lãi suất xuống 0% từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chưa phải tận dụng hết các công cụ của mình trong cuộc khủng hoảng Corona. Việc NHNN cắt giảm lãi suất ở mức hợp lý là một tín hiệu quan trọng bởi cho phép doanh nghiệptiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi hơn.
Không hiểu ECB sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường thế nào với chính sách lãi suất của mình, khi lãi suất âm chỉ khiến mọi người muốn khư khư giữ tiền mặt, điều mà lẽ ra phải tránh. Nền kinh tế sẽ rơi vào vòng xoáy sụt giảm và cuối cùng, mọi người sẽ hoàn toàn mất niềm tin vào giá trị đồng tiền.
Thời điểm này, mức lãi suất 0% của ECB gây ra vô vàn khó khăn cho các ngân hàng châu Âu. Chính sách này thổi bay hoàn toàn biên lãi ròng, nơi cung cấp 70-80% lợi nhuận cho các ngân hàng. Khi lãi tiền tiết kiệm rơi xuống mức âm, lãi chuyển đổi và lãi tín dụng sẽ xuống mức thấp nhất. Trong khi đó, các khoản cho vay với lãi thấp hoặc ở mức 0% cho phép các công ty lẽ ra không thể tồn tại, tiếp tục dật dờ như “thây ma” và nguy cơ hình thành các bong bóng tài chính.
Tình hình ở Việt Nam khả quan hơn rất nhiều, khi biên độ điều chỉnh lãi suất của NHNN vẫn còn rất rộng. Nhưng bài học từ ECB chính là một cảnh báo cho Việt Nam để tránh việc điều động lãi suất về 0%.
Nhiều chuyên gia kinh tế chứng kiến Eurozone rơi vào giai đoạn giảm phát, bắt đầu bằng sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào tháng 3/2020. Cổ phiếu rớt giá thảm hại làm cho lợi thế thương mại cũng tụt dốc không phanh. “Nhờ” các chính sách hạn chế xuất nhập cảnh hà khắc mà nhiều nước EU đang áp dụng, tình hình sản xuất lập tức trở nên đình trệ. Vô vàn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang đối diện nguy cơ phá sản. Hậu quả là họ tìm mọi cách để thu hồi vốn bằng việc bán tất cả tài sản và chính điều này đã gây ra vòng xoáy giảm phát.
Nền kinh tế châu Âu cũng sẽ lao dốc, nhất là Đức. Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu chính sách CESifo (Đức), tăng trưởng của nước này có thể giảm từ 7,2 đến 11,2%, thậm chí nhiều hơn, dẫn đến việc sa thải hàng loạt và sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ. Đến một lúc nào đó, có lẽ cũng sớm thôi, gió sẽ đổi chiều. Nguồn cung thấp do phong tỏa sẽ dẫn đến việc áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng (tiền cứu trợ vô điều kiện, trái phiếu Corona...) và nhiều khả năng sẽ kết thúc bằng một vòng xoáy siêu lạm phát.
Nhìn một cách toàn diện, triển vọng kinh tế của EU vô cùng thê thảm. Ở Việt Nam, dù tăng trưởng trong quý I/2010 thấp hơn trước, nhưng nền kinh tế vẫn “lành mạnh” hơn so với EU. Tất nhiên, chính sách của Việt Nam cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, như nợ công sẽ tăng lên, các doanh nghiệp có thể ỷ lại vào sự giúp đỡ của Chính phủ...
Về lâu về dài, Việt Nam nên giữ mình trước những cám dỗ của Học thuyết Keynes luôn đề cao vai trò của Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. Khủng hoảng kinh tế luôn tồn tại và sẽ luôn trở lại. Chính phủ có thể thực hiện nhiều biện pháp can thiệp, nhưng cần điều tiết hợp lý về thời gian cũng như liều lượng. Dù sao thì sức đề kháng của nền kinh tế Việt Nam có vẻ mạnh mẽ hơn EU nhiều.
10 khuyến nghị dành cho Việt Nam
Việt Nam đủ sức thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới trong tư thế ngẩng cao đầu, nếu được trang bị tư duy dài hạn. Sau đây là 10 khuyến nghị dành cho Việt Nam:
Thứ nhất, những chính sách khẩn cấp hiện nay của Chính phủ Việt Nam là cần thiết, đúng lúc, hợp lý và cẩn trọng.
Thứ hai, những hạn chế đối với cuộc sống hàng ngày và với sản xuất kinh tế cần được dỡ bỏ ngay khi cuộc khủng hoảng kết thúc hoặc khi thiệt hại gây ra khi nền kinh tế tạm đóng cửa cao hơn thiệt hại của một dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát gây ra (miễn dịch cộng đồng) để tạo cơ hội cho nền kinh tế tái khởi động.
Thứ ba, nhìn vào những ví dụ tiêu cực từ EU, Việt Nam cần có một cách tiếp cận thận trọng trong quá trình hội nhập ASEAN. Hội nhập kinh tế là điều đáng được hoan nghênh, nhưng việc sử dụng một đồng tiền chung hoặc hội nhập chính trị không phải là những điều đáng học tập. Cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy, những cá thể riêng lẻ như Hàn Quốc hay Việt Nam có thể đối mặt một cách hiệu quả, nhanh gọn và linh hoạt hơn những liên minh đa quốc gia như EU.
Thứ tư, để vượt qua khủng hoảng, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đại học và tăng thêm yếu tố thực hành trong giảng dạy tại đại học. Việt Nam nên tập trung phát triển các ngành khoa học ứng dụng nhiều hàm lượng sáng tạo (khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán học) cũng như ngành quản trị kinh doanh và kinh tế. Một số ngành học, như nghiên cứu về giới, đóng góp ít đến phát triển kinh tế, nên không đáng được đầu tưquá nhiều.
Thứ năm, ngoài giáo dục đại học, đào tạo nghề cần được chú trọng hơn nữa. Hiện nay, khoảng cách giữa những người qua đào tạo đại học và những người lao động không bằng cấp tại Việt Nam còn rất lớn. Những chương trình đào tạo dựa trên mô hình của Đức, trong đó nội dung thực hành và lý thuyết được cân đối, sẽ rất hữu ích Việt Nam.
相关文章
随便看看