当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả gyeongnam】Công nghiệp Hậu Giang: Sẵn sàng vượt sóng

Những ngày cuối năm,ệpHậuGiangSẵnsngvượkết quả gyeongnam nhìn lại chặng đường đã qua, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng công nghiệp Hậu Giang vẫn có những bước phát triển. 

Lễ khởi công nhà máy sản xuất khóm đóng hộp, nước trái cây Hậu Giang.

Những điểm sáng

Về Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) Vị Thanh những ngày cuối năm, không khí làm việc vẫn diễn ra sôi nổi. Tại đường số 2, từng nhóm công nhân, kỹ sư vẫn miệt mài lao động thi công nhà máy sản xuất khóm đóng hộp Hậu Giang. Tiếng phương tiện và máy móc rộn ràng như giục giã trên công trường. Tạm quên đi không khí mùa xuân cận kề, trên gương mặt của những công nhân tập trung cao độ vào công việc để kịp tiến độ trước khi nghỉ tết. Cách đây chưa đầy năm, cũng tại vị trí này lễ khởi công nhà máy diễn ra. Còn giờ đây, dáng vấp một nhà máy hiện đại đã dần hiện rõ.

Chủ đầu tư dự án, ông Đoàn Thế Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Phúc Xuyên, là người có nhiều tâm huyết với ngành chế biến thủy sản đã bộc bạch chân tình khi chọn Hậu Giang làm “bến đỗ”: Khóm ở đây vị ngọt, thơm ngon có tiếng. Hơn nữa, vùng trồng khóm Cầu Đúc ở Vị Thanh là lợi thế lớn cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy, để từ đó hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, thay vì sử dụng nguyên liệu nhập từ Thái Lan như trước đây. 

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Ban quản lý Cụm CN-TTCN thành phố Vị Thanh kể thêm, ngoài công ty Phúc Xuyên, còn có Công ty TNHH chế biến nông sản xuất khẩu Miền Nam, hay mới đây Công ty Cổ phần gạo Vì Dân đã có chủ trương đầu tư dự án nhà máy chế biến gạo tại Cụm công nghiệp Kho tàng bến bãi xã Tân Tiến. Qua lời kể của người cán bộ đã gắn bó 5 năm với cụm công nghiệp này, niềm vui còn xen lẫn với nhiều kỳ vọng. Bởi không bao lâu nữa, các dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương và tiêu thụ một số lượng không nhỏ nông sản cho bà con nông dân.

Nếu Vị Thanh đã “bén duyên” với nhiều nhà đầu tư về lĩnh vực chế biến nông sản thì ở huyện Châu Thành đã có hàng loạt dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động như Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu, Nhà máy giấy Lee&Man; Công ty TNHH MTV Masan Hậu Giang; Công ty TNHH Number One Hậu Giang… Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Nước Aquaone Hậu Giang, khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp nước cho các doanh nghiệp trong và ngoài Khu công nghiệp Sông Hậu. Đáp ứng nhu cầu dùng nước một cách đầy đủ và bền vững; nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người dân về sử dụng nước sạch. Trở thành công ty cung cấp nước vùng, phục vụ cho các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau..., góp phần ổn định an ninh nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quy mô giai đoạn 1 đến 100.000m3/ngày, vốn đầu tư hơn 1.900 tỉ đồng; giai đoạn 2 nâng công suất lên từ 500.000 - 1 triệu m3/ngày đêm.

Tạo động lực phát triển

Tại các khu công nghiệp, những ngày cuối năm nhịp điệu công việc thêm hối hả. Từ cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang có thể thấy từng tốp xe tải tiến vào cảng rồi chở đầy hàng hóa trở về các nhà máy ở Khu công nghiệp Sông Hậu, những nơi đang tăng tốc sản xuất để kịp hoàn thành đơn hàng cuối năm. Vào giờ nghỉ trưa, nhịp độ công việc mới chậm đi đôi chút nhưng đâu đó mọi người vẫn còn bàn bạc về hàng hóa ngoài cảng và lịch tàu cập cảng trong vài ngày tới. Có thể nói, năm 2019 là một năm khá bận rộn của Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang khi sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt khoảng 816.000 tấn lợi nhuận tăng 15,96% so với năm trước.

Ông Võ Thanh Phong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang, hào hứng chia sẻ: Năm 2019, còn đánh dấu lần đầu tiên cảng tổng hợp Vinalines Hậu Giang đón tàu nước ngoài (Panama) cập cảng kể từ khi đi vào hoạt động. Trước đây, cảng thường xuyên đón tàu trên 10.000 tấn nhưng đều là tàu trong nước và chạy các tuyến khu vực nội địa. Với cường độ công việc hiện nay, cảng sẽ sớm xây dựng thêm một cầu tàu 100m, hoàn thiện hệ thống đường bãi, hạ tầng kỹ thuật sau cảng và hệ thống kho. Đây là nỗ lực tạo một khu cảng biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu cao hơn của các doanh nghiệp và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển các khu công nghiệp của Hậu Giang cũng như khu vực lân cận.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, con đường vận chuyển hàng hóa là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư xem xét trước khi quyết định chọn vị trí cho một dự án. Đồng thời, đây cũng là vấn đề được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành rất quan tâm và tháo gỡ vướng mắc kịp thời. Tại một buổi họp để bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng cơ bản tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Tuấn đã có những chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành và địa phương để hoàn thiện các trục đường giao thông trong Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, triển khai khởi công ngay trong cuối năm, trong đó ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đường số 1 và một phần đường số 6. UBND tỉnh cũng đã bố trí vốn đầu tư các công trình bức xúc để triển khai xây dựng hạ tầng đồng bộ, nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động cũng như thu hút các nhà đầu tư mới.

Còn nhớ vào đầu năm 2019, Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 đã đón thêm “thành viên” mới khi Nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động. Ở giai đoạn 1, công suất nhà máy đạt 300 triệu lít/năm, tổng mức đầu tư 1.800 tỉ đồng, phục vụ trực tiếp cho 18 triệu người tiêu dùng tại miền Tây Nam bộ. Tại buổi lễ khánh thành nhà máy, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của tỉnh, đồng thời khẳng định lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động.

Những lời cam kết vững chắc và hành động cụ thể của lãnh đạo tỉnh, những thủ lĩnh ngành đã tạo động lực không nhỏ, thúc đẩy doanh nghiệp quyết tâm giành thắng lợi trong sản xuất, tạo thêm nhiều bước phát triển mới, góp phần đưa “con thuyền” công nghiệp của tỉnh vững vàng vượt sóng, hòa nhịp cùng với dòng chảy công nghiệp của khu vực ĐBSCL…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 2 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp tập trung và một Trung tâm điện lực Sông Hậu, với tổng diện tích 1.419ha, tỷ lệ lấp đầy 60%. Hiện tại, có 51 dự án đầu tư và có 37 dự án đi vào hoạt động, trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài.

 

THIÊN NGỌC

分享到: