【bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay】Ưu đãi cho Cần Thơ sẽ kích hoạt cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế,ƯuđãichoCầnThơsẽkíchhoạtcảvùngĐồngbằngsôngCửbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.

Tháo gỡ điểm nghẽn quan trọng về hạ tầng

Được đề xuất đưa vào chương trình kỳ họp bất thường của Quốc hội diễn ra đầu tháng 1/2022, dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt lên bàn nghị sự đợt 1 của phiên họp thứ sáu, hồi đầu tháng 12/2021.

Tại đây, các quy định thí điểm về quản lý tài chính- ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý... nhanh chóng được chấp nhận. Đây cũng là những chính sách tương đồng với các chính sách của một số tỉnh, thành phố lớn khác trong cả nước đã được Quốc hội cho phép thực hiện.

Riêng về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tưđối với dự ánnạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ và Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ, hai chính sách nổi bật riêng cho Cần Thơ,  Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chuẩn bị thêm để tiếp tục xem xét vào đợt 2.

Nội dung bổ sung theo yêu cầu này vừa được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong đợt 2 của phiên họp thứ sáu.

Theo đó, Chính phủ đề xuất các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ bảo đảm chuẩn tắc luồng hàng hải cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào các cảng của TP. Cần Thơ và có quy mô vốn từ 500 tỷ đồng trở lên được áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp10% trong thời gian 15 năm đối với thu nhập từ các hoạt động dự án đầu tư; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập từ các hoạt động dự án đầu tư.

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản trong 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại.

Chính sách này, theo báo cáo đánh giá tác động, về kinh tếsẽ góp phần tháo gỡ một trong những điểm nghẽn quan trọng trong hạ tầng giao thông của các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tăng năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong vùng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Thành phố và các tỉnh có liên quan trong vùng. Chính sách này còn tiết kiệm cho ngân sách nhà nước bình quân khoảng 1.000 tỷ đồng/năm chi phí nạo vét cơ bản và duy tu luồng hàng hải Định An - Cần Thơ.

Theo ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, xã hội hóa không phải là vấn đề mới, đã có Nghị định 159/2018/NĐ-CP của Chính phủ. "Nếu không dùng cơ chế xã hội hóa thì hàng năm ngân sách sẽ phải bỏ ra khoản tiền không nhỏ. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nạo vét chuẩn tắc luồng hàng hải Định An - Cần Thơ để cho tàu đầy hàng một vạn tấn mất khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Đây là khoản khá lớn, trông đợi toàn bộ vào ngân sách thì rất khó", ông Huy phân tích. 

Bí thư Thành ủy Cần Thơ, ông Lê Quang Mạnh cho biết thêm, trong quá trình thảo luận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và TP. Cần Thơ muốn kiến nghị giải quyết một vấn đề, đó là tăng mức ưu đãi đối với dự án loại này để thu hút được nhà đầu tư. "Bộ Giao thông - Vận tải đưa danh mục dự án kêu gọi nạo vét này nhiều năm nay, nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư, vì nó không đủ lãi cho người ta làm", ông Mạnh cho biết.

"Hiện nay, chúng ta không thu hút được nhà đầu tư nào, cho nên cũng không thu được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cả. Nếu đủ mức ưu đãi, may mắn thu hút được nhà đầu tư làm thực sự với quy mô như yêu cầu, tạo được luồng thì sau thời gian giảm thuế, chúng ta còn có cơ hội để thu thêm thuế", ông Lê Quang Mạnh trình bày.

Không chỉ là ưu đãi cho Cần Thơ

Cơ chế nổi bật thứ hai được Chính phủ đề xuất là hình thành Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Dự án đầu tư tại đây được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm đối với thu nhập từ các hoạt động dự án đầu tư; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập từ các hoạt động dự án đầu tư. Được miễn tiền thuê đất sau thời gian được miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản trong 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong 7 năm tiếp theo.

Việc hình thành Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo đánh giá sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Thống nhất với đề xuất của Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị thuyết minh thêm các căn cứ để xây dựng, vận hành hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi Quốc hội cho phép Chính phủ thành lập. Đồng thời bổ sung vào dự thảo nghị quyết một số quy định để đảm bảo việc thành lập Trung tâm phù hợp với quy hoạch, nhất là các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy định pháp luật có liên quan.

Đánh giá rất cao việc cơ quan trình đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện đề xuất hai chính sách nói trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, nếu giải quyết được hai việc này thì nghị quyết thí điểm mới có ý nghĩa. “Ưu đãi đây không phải chỉ ưu đãi cho Cần Thơ, mà từ ưu đãi này sẽ kích hoạt cho cả vùng”, ông Vương Đình Huệ nhận định.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, với những chính sách đặc thù bổ sung đã được Chính phủ  làm rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết này để nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Cần Thơ thành trung tâm phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cả 4 nội dung chuẩn bị cho kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội đã sẵn sàng. Riêng việc cho ý kiến lần hai đối với gói giải pháp tài khóa và tiền tệ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến kết luận tại đợt 1, Chính phủ đã tiếp thu tối đa và đã có báo cáo đầy đủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định. Nội dung này còn chờ ý kiến của Bộ Chính trị, do đó, Thường vụ Quốc hội sẽ bố trí một buổi riêng trong tháng 12 này để xem xét và quyết định. Kỳ họp bất thường dự kiến tổ chức bằng hình thức trực tuyến, khai mạc ngày 4/1/2022.
Cúp C1
上一篇:Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
下一篇:Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%