会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua halan】Hành xử đạo đức và tự do!

【ket qua halan】Hành xử đạo đức và tự do

时间:2025-01-10 09:56:42 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:245次

Nhưng,ửđạođứcvagravetựket qua halan đường tới hạnh phúc, không thể tự thân, càng không thể chỉ bằng mơ ước, nếu không thể bắt đầu từ đạo đức tới tự do…

Đạo là con đường. Đức là tính tốt. Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Đối với con người và xã hội, có thể nói, nếu đạo đức là nhân thì tự do là quả. Đến lượt nó, tự do là thước đo của sự phát triển đạo đức và đạo đức lại là quả ở đẳng cấp mới của tự do… Cứ như thế, đạo đức và tự do là quan hệ tự nhiên và tất yếu để con người không ngừng khẳng định mình, nêu cao tính người của mình và thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người trong giới tự nhiên và cân bằng với giới tự nhiên, ngày càng hạnh phúc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Ảnh: Trí Dũng

Đạo đức là sự tổng hợp và thể hiện về luân thường đạo lý của con người: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức, giá trị đạo đức và hành xử đạo đức. Nó thường gắn với nền văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn và những luật lệ của xã hội về cách hành xử của con người, của cộng đồng và quốc gia. Nó là một yếu tố trong tính cách và làm nên giá trị cơ bản nhất của con người, cũng là nhân tố căn bản vun đắp phẩm chất, bản lĩnh và khí phách của dân tộc.

Và, tự do, kể từ thời cổ đại đến nay, nó vẫn luôn là cái đích mà loài người trải qua hàng mấy ngàn năm khát khao vươn tới, thậm chí trải qua các cuộc đấu tranh phá bỏ gông cùm, xiềng xích về mọi mặt để vươn mình đến với nó. Và, tự do đã trở thành bản chất tự nhiên, bản năng sống còn và cũng là khát vọng cháy bỏng. Bao nhiêu thế hệ nguyện hiến bằng cả máu của mình để giành lấy và bảo vệ lý tưởng tự do, để mưu cầu hạnh phúc.

Đạo đức và tự do đối với mỗi người và toàn nhân loại, với tất cả các quốc gia dân tộc trên khắp hoàn cầu là giá trị cao cả và khát vọng thiêng liêng vì hạnh phúc vô giá! 

***

Nếu đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai và chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội, bởi sự bảo vệ của pháp luật thì khi ấy tự do không cầu cũng tự nó đến. Vì thế, đạo đức ở tất cả mọi quốc gia, cũng là sản phẩm của pháp luật và chính quyền. Đạo đức không phải chỉ ở châu Phi, châu Mỹ hay ở châu Âu mà của toàn nhân loại. Vì, đạo đức là tốt hoặc xấu, là vô hình nhưng cũng là hiện hữu. Khi mưu cầu hạnh phúc, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong sự nô lệ hay tự do, người ta sẽ không bao giờ đạt được, nếu không có đạo đức. Con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội, của nhân loại và liên tục phát triển. 

Khi nói về một người có đạo đức là nói về sự rèn luyện và thực hành các lời răn dạy về đạo đức theo các chuẩn mực trong đời sống và cái đẹp trong tâm hồn. Người có đạo đức là người vị tha và hiến dâng cho cộng đồng. Nếu trái đi, những hành vi thất đức, mất nhân cách sẽ trở nên rất đáng sợ. Nếu chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc và cho dù có tài giỏi bao nhiêu, nếu đánh mất nhân phẩm thì nhất định sớm muộn sẽ tự hủy hoại mình và chắc chắn cũng tự rước đại họa trước hết cho chính mình, trước khi gieo họa cho người khác và cho xã hội.  

Vì thế, nói tới đạo đức là nói tới tri thức gắn với lương tâm. Nó như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn, nhưng đầy trắc ẩn thôi thúc làm những điều tốt và lương thiện; đồng thời, chỉ trích, ngăn cản làm những điều xấu xa, tội lỗi. Khi tri thức đánh thức lương tâm và lương tâm thức tỉnh là lúc con người ý thức về cái cần phải làm, có thể vì sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội hoặc ý niệm tâm linh nào đó; là khi ý thức về cái phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trước người khác và trước dư luận xã hội; là thời khắc ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân. Khi cá nhân tự xấu hổ với ý nghĩ và hành vi của mình, là lúc lương tâm thức tỉnh. Từ tri thức đạo đức đến sự tự phán xét các suy nghĩ và kiểm soát hành vi của mình thì đó chính là lương tâm lên tiếng bằng hành động.

Và vì thế, lương tâm tự nhiên ràng buộc chặt chẽ với ý thức và hành động mang tính nghĩa vụ của con người. Khi làm những điều xấu xa, độc ác thì lương tâm cắn rứt; trái lại, khi làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thoát. Lúc ấy, đạo đức chính là ánh sáng vi tế có thể soi thấu tận những góc khuất, thậm chí u mê, tăm tối nhất của tâm hồn. Do thế, lương tâm chính là đã hàm chứa sự xấu hổ và cả sự hối hận của con người. Và, giữ cho lương tâm trong sạch là tiêu chí sống thiện lương và hạnh phúc của con người. 

Mặt khác, nghĩa vụ đạo đức chính là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Khi ý thức về trách nhiệm, về tình cảm đạo đức của mình và nghiêm khắc tự đánh giá, phán xét những hành vi, cách hành xử của mình đối với người khác và trong xã hội thì chính là lúc lương tâm và trách nhiệm cùng lên tiếng và con người tự giác thực hiện nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. Khi nhu cầu, lợi ích cá nhân nảy sinh mâu thuẫn với nhu cầu lợi ích xã hội, cá nhân phải biết hy sinh cái riêng vì cái chung. Đây là thước đo về lương tâm và trách nhiệm đạo đức cá nhân trước liêm sỉ của mình, trước cộng đồng, trước xã hội một cách tự nhiên và sinh động. 

Cộng đồng, xã hội hành động một cách đạo đức, đến lượt mình, phải lãnh nhiệm sứ mệnh và trọng trách bảo đảm cao nhất có thể, trước hết là xây dựng và phát triển môi trường đạo đức xã hội lành mạnh cho mỗi cá nhân thỏa mãn nhu cầu chân chính và lợi ích hợp pháp một cách toàn vẹn. Đó là hàn thử biểu về sự tiến bộ của xã hội trong thực hiện nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý. Nếu cái thiện được nâng niu, cổ vũ và cái ác bị ngăn chặn, đẩy lùi là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân hài hòa trong sự phát triển của đạo đức xã hội thì đó chính là sự thể hiện lợi ích và trách nhiệm của cá nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ của xã hội… mà tất cả phải vì sự phát triển văn minh của xã hội và vì hạnh phúc thiêng liêng của con người.  

Đến lượt tự do, nó là nhu cầu tất yếu cho cuộc sống mỗi người và toàn thể cộng đồng nhân loại. Nói như tiền nhân, tự do là không bị kiểm soát bởi một thế lực đối với số phận và ý chí tự do. Vì, tất cả mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Như vậy, tự do là một quyền cơ bản luôn gắn liền với con người từ khi sinh ra, mặc nhiên có quyền tự do suy nghĩ và hành động theo ý mình. Nhưng, tự do không có nghĩa là một người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không phải gánh chịu hậu quả. Tự do của người này không thể và không được phép làm tổn hại sự tự do của người khác. Đó là sự thất đức. Mọi sự ích kỷ đều dẫn tới ngõ cụt, nhưng mọi sự buông thả tất đi tới thất bại. Vì thế, con người cần biết tự do trong khuôn khổ để không làm tổn hại đến sự tự do của bất kỳ ai và nhất là của cộng đồng. Nó luôn đòi hỏi sự nỗ lực và lòng quyết tâm của con người để thực hiện trách nhiệm đối với chính mình và thống nhất với xã hội chứ không phải là những thứ: tự do tùy tiện, tự do vô chính phủ hay tự do giả hiệu, tự do trong xiềng xích tưởng tượng nào đó, nhất là được dung dưỡng bởi những thứ đạo đức giả. 

Và, lại đến lượt đạo đức, những nguyên tắc của nó có thể trở thành cơ sở dẫn dắt con người nhận thức và hành động về tự do. Vì, mỗi con người, dù thân phận thế nào, đều bình đẳng và xứng đáng được tự do để theo đuổi và bảo vệ hạnh phúc của chính mình thống nhất trong hạnh phúc của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Do đó, tự do là quyền bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, dân tộc kết tinh và hiện hình ở mỗi cá nhân. Đó là quyền tự quyết kép của quốc gia và của cá nhân. Không ai có quyền kiểm soát hoặc can thiệp vào quyền tự do của một quốc gia khác. Một quốc gia độc lập, có chủ quyền và tự do không thể bị xâm lược bởi các quốc gia khác và tất nhiên, người dân của mình tự do tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội mà không bị hạn chế. Hành xử trái thế, dù là bất kỳ ai hay bất cứ quốc gia dân tộc nào, vô luận, là phi đạo đức và đi ngược với tự do; vô luận tự rơi vào bất hạnh.

Nếu pháp luật góp phần quan trọng tạo nên đạo đức thì lương tâm và sức mạnh dư luận xã hội là những nhân tố căn bản mở ra chân trời phát triển vô hạn của tự do và hạnh phúc.     

Nhìn bài học phát triển của toàn nhân loại suốt mấy ngàn năm nay càng thấy, hạnh phúc của con người, cho dù dưới chế độ chuyên quyền hay dân chủ, cho dù trong sự nô lệ hay tự do, sẽ không bao giờ đạt được, nếu con người không có đạo đức. Chúng ta đã, đang và mãi mãi hành động vì điều thiêng liêng đó.

Tất cả vì độc lập của dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân ta, dưới ngọn cờ của Đảng!    

***

Khi lịch sử nhân loại và dân tộc mấy ngàn năm xác tín, không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức thì càng là lúc cần hiểu vì sao với tư cách là một Đảng lãnh đạo, cầm quyền, Đảng ta từ khi ra đời suốt 94 năm qua và nhất là hiện nay Đảng ta càng đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn mình và toàn thể hệ thống chính trị về đạo đức. Bởi, chỉ khi là đạo đức, là văn minh, mới thật sự xứng đáng là một người lãnh đạo, cầm quyền xứng đáng với dân tộc. 

Kinh nghiệm lớn sau 38 năm đổi mới, càng phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cảnh báo càng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và nỗ lực hơn nữa phát triển đạo đức xã hội nói riêng và văn hóa nói chung, để Việt Nam xứng đáng với bè bạn quốc tế và xứng đáng với mục tiêu đổi mới - sáng tạo - phát triển nhân văn và bền vững của chính mình. Đạo đức mỗi người làm nên uy tín, sức mạnh và danh dự cá nhân. Đạo đức dân tộc làm nên quốc khí, quốc tín. Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim. Không có đạo đức, không có văn hóa tương xứng với truyền thống, với mục tiêu nhân văn, nhất định mỗi người và dân tộc không có bất cứ sự tự do, hạnh phúc nào xứng đáng, quốc gia không thể có bất cứ sự phát triển ngang tầm nào như mong muốn, càng không thể giữ vững nền độc lập, sự thống nhất toàn vẹn của đất nước, bảo vệ và phát huy quốc thể Việt Nam!   

Độc lập hay thống nhất sẽ không thể vững bền, nếu thiếu nền móng đạo đức xứng đáng, và tất nhiên vì thế, sẽ thiếu tự do và hạnh phúc trở nên nhỏ hẹp hay khiếm khuyết, khi nó không ngang tầm với vị thế và thanh danh đất nước.   

Sau 38 năm dẫn dắt công cuộc đổi mới, hiện nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, trên nền móng văn hóa dân tộc, Đảng ta phấn đấu trở thành không chỉ là đạo đức, là văn minh mà còn phải thật sự xứng đáng là biểu tượng văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.  

Đó là thách thức trọng trách của Đảng trong vị thế và vai trò dẫn dắt dân tộc! Đạo đức - tự do - hạnh phúc: Đó là mục tiêu và con đường phát triển Việt Nam mà trước hết và hơn ai hết, Đảng luôn xứng đáng với biểu tượng đó! Vì, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đạo đức và nhất định dân tộc có quyền được hưởng hạnh phúc! Không có đạo đức không thể có độc lập cho dân tộc và càng không thể có tự do cho mỗi người và nhân dân! 

Trên đường đổi mới sáng tạo, càng ở những khúc quanh co càng cho thấy, quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự suy thoái về đạo đức nhất định sẽ dẫn tới hủ bại về chính trị. Không ít người sống và hành động bằng một thứ đạo đức giả trá: xanh vỏ đỏ lòng, khẩu phật tâm xà…, hành động bất chấp đạo lý, tráo trở cả gan chà đạp lên đạo đức cốt mưu toan mưu lợi cá nhân, gia đình, phường hội, thậm chí cả sự táng tận lương tâm: bán rẻ lợi ích xã hội, coi rẻ lợi ích quốc gia, dân tộc. Nếu người không có đạo đức giống như con thú dữ bị thả rông vào thế giới thì không ai không thấy, trước vành móng ngựa hay sau song sắt nhà tù, họ lại hiện nguyên hình là những kẻ hèn nhát đến vô liêm sỉ vì chủ nghĩa kim tiền đã bóc lột cả môi trường sống, tước đoạt cả tự nhiên hay rắp tâm cùng nhóm lợi ích cả gan xả thịt và đánh chén hàng ngàn tỷ đồng quốc khố. Vật tụ theo loài, người tụ theo bầy. Cái ác nhân danh quyền lực lên ngôi tất xã hội hỗn loạn. Đạo người suy thoái nắm pháp luật sẽ bẻ cong công lý, “khoanh vùng” pháp luật, thì đó là sự man rợ. Khi tùy tiện hành động theo ham muốn, dục vọng là lúc họ biến mình thành nô lệ của chính thứ đạo đức giả, trở thành tù nhân của chủ nghĩa kim tiền hay chủ nghĩa tự do vô chính phủ. Nên nhớ, khi nắm quyền lực, thì tham ô và hủ hóa là hai chiếc giày của đôi giày của thứ đạo đức chính trị suy thoái và con đường đi tất yếu của họ là vào… thẳng nhà lao. Lúc đó, họ đang ở phía đối lập của tự do và hạnh phúc. Thất đức ắt thất phúc! 

Không có đạo đức ắt không có tự do và càng không có hạnh phúc!

Tự do, vì thế, chỉ có được khi hành động theo những quy tắc ta đặt ra cho chính mình và xã hội quy định những nguyên tắc đạo đức thành pháp luật. Người có danh dự, theo đuổi lý tưởng đạo đức cho dù có thể “cô đơn” hoặc bị thiệt thòi, thậm chí là nguy hiểm, nhưng không sờn chí, thậm chí không tiếc thân mình. Không có liêm sỉ thì không thể thành người! Vì, kiên nhẫn tích đức ắt được đại phúc. Hy sinh cho tự do dân tộc và hạnh phúc của nhân dân là đạo đức lớn nhất và thiêng liêng nhất trên đời! Chính khí hạo nhiên thiên địa vĩnh tồn.

Cả dân tộc theo đó, thử hỏi ai ai không trở nên có danh dự, quốc gia theo đó, sao mà không cường thịnh, tự do và hạnh phúc sao mà không tự đến cho được? 

Muốn trở nên văn minh, xét cho cùng, không thể không có nền tảng đạo đức vững chãi. Vì, đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức. Thông thường trí tuệ cao bao nhiêu thì đạo đức dày bấy nhiêu. Nhưng, không ít người giữ trọng trách quốc gia, dù học vị, học hàm hợm hĩnh trương lên đầy mình nhưng lương tâm họ bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phường hội đánh cắp, một số người biến thành những kẻ “đạo” danh phạm vào sự vô liêm chính, “đạo” vị (ăn trộm chức vụ, quyền lực) một cách vô liêm sỉ, tự đẩy mình vào vòng tù tội. Nghĩa là, bên trong không tự làm chủ được mình, bên ngoài thì làm mất lòng người. Tất cả đều thành nạn nhân của nhà tù. Và, đáng sợ nhất là nhà tù của đạo lý một cách bất hạnh. 

Tự do không phải là việc con người hành động một bừa bãi theo sở thích cá nhân nhất thời mà phải luôn đặt nó vào mối liên hệ với trách nhiệm và niềm tin vào những giá trị đạo đức tốt đẹp mà con người có thể đạt được trong nghĩa vụ đạo đức của mình. Tự do không phải là sự thỏa mãn sở thích cá nhân nhỏ hẹp, mà trái lại nó luôn gắn liền với những nguyên tắc đạo đức, pháp luật và trách nhiệm cá nhân trước hết đối với bản thân cũng như cộng đồng. Bởi tự do nâng cao đạo đức của công dân, vì khi tham gia ra quyết định, phải lắng nghe người khác, phải thay đổi mình cho phù hợp với người khác, phải suy nghĩ đến lợi ích của người khác, đến lợi ích chung và lẽ phải trên đời. Thử hỏi có bao người giữ trọng trách hành xử như tiền nhân đòi hỏi về “tam bất hủ”, nghĩa là, lập đức, lập công và cuối cùng là lập ngôn? Chúng ta kiên định xây dựng một xã hội vì tất cả mọi người và cho mỗi người. Nếu ai đó làm trái thế, thử hỏi, lúc ấy, họ thất đức rồi, còn đâu là tự do nữa, huống gì nói tới hạnh phúc? Nhân dân trông đợi gì ở họ được nữa?  

Đạo đức và tự do là cuộc chiến lâu dài. Và, để sống trong nó, chúng ta không trừ một ai luôn phải cả đời chiến đấu với bản thân mình, trước hết vì mình và sau hết vì cộng đồng và xã hội. Giữ lấy đạo đức trên nền móng pháp luật và đạo lý, thì tự do và hạnh phúc, dù không cầu cũng tự chúng đến!

Nếu cả đất nước theo đó mà hành xử thử hỏi khi ấy quốc tín sao không được tha nhân vị nể, trọng vọng; quốc thể sao mà không khiến các nước khác không thể không tin cậy và nắm chặt tay.         

***

Vì thế, một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách không bình thường cũng sẽ làm mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Một xã hội có thể đạt được văn minh tới đâu nếu lãng quên con người, buông lơi đạo đức cá nhân, coi nhẹ đạo đức xã hội, không tạo ra môi trường và tạo dư luận vun đắp, kiểm soát đạo đức thì không thể xem thứ văn minh đó là tự do, là sự tiến bộ và nhân văn được, thậm chí đó chính là phản tự do, phản văn minh, phản tiến bộ và phản hạnh phúc. Vì, hơn bất cứ thứ gì, đạo đức là nền tảng để làm người, là gốc của mọi thứ và chân lý chính là bản chất của hạnh phúc.

Không ít người mệnh danh quyền lực và tự do tưởng tượng, mặc sức rao giảng đạo đức, thậm chí họ làm cả những việc trái đạo đức dưới cái cớ và cái vỏ đạo đức. Ở họ, tự do phân thân đạo đức hay hành xử lối đạo đức muôn mặt: có thứ “đạo đức cho người” và cả thứ “đạo đức cho ta”(!), thậm chí “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”… để bồi đắp cho cái mặt nạ cái tôi đạo đức, khiến cho người hiền từ nhất cũng nổi giận và trời xanh nhân từ kia cũng phải giáng họa. Quả báo nhãn tiền. Khi luật pháp trở nên bạo ngược, ở họ, đạo đức bị buông thả và ngược lại. Và, chính khi đó, tự do có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng tự do cũng như bởi sự lạm dụng quyền lực. Kiên quyết tẩy trừ sự man rợ: dùng vỏ đạo đức để che giấu cái vô đạo đức. Đó là tri hành! Không tranh với ai nên không ai tranh được với ta. Tiền nhân há chẳng từng nói: Biết kiềm chế tâm tính luôn là đức tốt; nhưng kiềm chế, bóp méo cả những nguyên tắc đạo đức luôn là sự xấu xa, đó sao.

Hơn nữa, khi quyền lực trao cho những người đạo đức, nó sẽ là công cụ để kinh bang tế thế, ngược lại nếu rơi vào tay những kẻ vô đạo đức, xã hội hỗn mang đã đành, nhưng quả báo đến lượt họ, quyền lực biến thành sợi dây để cầm tù họ, thậm chí là sợi dây để họ tự thắt cổ mình. Không phải đợi đến ngày “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” mà quả báo tức thì. Vô hình tự do và cả đạo đức đã bị bóp nghẹt và bị thủ tiêu. Hành động một cách thành tâm các nguyên tắc đạo đức, có thể nói, chính là đạt đến sự tự do một cách tự nhiên! Không thể cho phép và càng không thể dung thứ bất cứ một quyền tự do cá nhân nào tồn tại nếu nó chà đạp lên người khác, làm tổn hại chế độ chính trị và chia nhỏ lợi ích của quốc gia. Hạnh phúc chính là tự do một cách đạo đức. Nhưng, tự do tuyệt đối của cá nhân là sự điên cuồng, tự do tuyệt đối của một quốc gia ấy là sự hỗn loạn và đại bất hạnh. Pháp luật và dư luận xã hội trong tay chính quyền phải đi song trùng để giữ gìn và phát triển đạo đức xã hội và tự do của mỗi con người. Vì, đạo đức suy vi thì xã hội sẽ lụi tàn, tự do bị bóp nghẹt bởi sự vô pháp luật thì nhất định hạnh phúc bị chà đạp. 

Hành xử một cách phi đạo đức và chà đạp lên cả các nguyên tắc đạo đức, vi phạm pháp luật như thế thì thử hỏi chính họ còn đâu thấy tự do. Đến lượt nhân dân, nếu nơi đâu bị dẫn dắt bởi những hạng người đó, thử hỏi đạo đức sao không thành một thứ xa xỉ và còn đâu thấy tự do hay hạnh phúc nữa? 

***

Với mỗi người, sự thất bại về pháp lý còn có thể sửa chữa được, nhưng sự thất bại về đạo đức, nhất định không thể có tự do, hạnh phúc và càng khó còn chốn để dung thân. 

Và, với quốc gia, khi đạo đức bị coi nhẹ, pháp luật bị “khoanh vùng”, xét cho cùng, quốc dân khó có bất cứ một sự tự do chân chính nào, quyền tự quyết bị phỉ báng và hạnh phúc của nhân dân bị đày ải và gông cùm! 

Chuyện này từng ngỏ từ lâu. Nay, tu chính, tái cẩn biên và xin góp.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
  • Hơn 100 viên chức y tế ở Nghệ An bị thu lại tiền hỗ trợ chống dịch Covid
  • Tăng tốc mở rộng đường 22m nối thẳng vào nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
  • Rãnh áp thấp đang hình thành trên Biển Đông, miền Bắc sắp mưa nhiều ngày
  • Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
  • Phải học thêm vì... bị ép?
  • Metro số 1 TPHCM có nguy cơ lùi lịch chạy thử đến tháng 11/2024
  • Giật mình phát hiện trăn khổng lồ 'lủng lẳng' trên trần nhà
推荐内容
  • Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
  • Kiến ba khoang tấn công, bệnh viện khốn đốn
  • Trung Quốc: Vụ nổ bom ở Tân Cương là hành động khủng bố
  • Tài xế bỏ ô tô giữa cầu Phong Châu, nghi nhảy xuống sông tự tử
  • Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
  • Hàng nghìn hộ dân ở trung tâm TPHCM hiến 'đất kim cương' mở rộng hẻm