Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được các cá nhân,ảohộquyềnsởhữutrtuệlịch thi đấu bóng đá ý đêm nay tổ chức, tập thể quan tâm thực thi, dưới sự bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ và những hoạt động hỗ trợ hết sức thực tiễn. Quan tâm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm sáng tạo là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Được chú trọng hơn Tại Hậu Giang, vào thời điểm năm 2004, khi tỉnh mới chia tách, chỉ có 3 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được cấp. Nhưng đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có gần 400 văn bằng được cấp. Riêng trong năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn 12 cơ sở đăng ký sở hữu công nghiệp. Đến cuối năm, tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận 67 đơn và cấp 47 văn bằng. Đây được xem là một bước tiến quan trọng cho hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Nếu như trước đây, quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp tại tỉnh quan tâm, bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thì hiện nay, ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân chú trọng thực hiện điều này với các sáng chế, giải pháp hữu ích của mình. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, quyền sở hữu trí tuệ đã được nước ta quan tâm, bảo hộ. Năm 1982, với sự ra đời của Cục Sáng chế, tiền thân của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ngày nay, đã từng bước thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tập thể, tổ chức trên phạm vi cả nước. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được chú trọng. Năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận gần 120.000 đơn sở hữu công nghiệp từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Được trợ lực nhiều hơn Theo thời gian, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng mở rộng với nhiều vấn đề mới và các đối tượng mới. Do đó, hệ thống pháp luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tập thể, tổ chức cũng được sửa đổi, bổ sung, ban hành, phù hợp với tình hình thực tế. Mới nhất phải kể đến Luật số 07 năm 2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đã được ban hành năm 2005 và sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 2009 và năm 2019. Luật này có hiệu lực từ ngày 1-1-2023. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có nhiều điểm mới so với trước đó. Cụ thể, luật lần đầu bổ sung quy định quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và kiểu dáng công nghiệp giao cho tổ chức khoa học và công nghệ chủ trì. Lần đầu tiên luật đưa sáng chế mật thành một chế định riêng, nhằm tách biệt giữa sáng chế và sáng chế mật để kiểm soát an ninh. Luật cũng lần đầu tiên có định nghĩa về tác giả và đồng tác giả, đồng thời quy định không công nhận tư cách tác giả, đồng tác giả với những người hỗ trợ, góp ý hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm. Bên cạnh đó, luật còn xây dựng cơ chế mới cho phép bên thứ ba phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Bổ sung nhiều căn cứ pháp lý mới để phản đối đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng như căn cứ hủy bỏ hiệu lực bảo hộ với đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật còn định nghĩa lại tác phẩm phái sinh và quy định mới theo hướng mở hơn. Lần đầu tiên, luật xuất hiện khái niệm “tiền bản quyền”, chỉ áp dụng cho quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao. Và cũng lần đầu tiên mở rộng quy định ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật và mở rộng không ranh giới với không xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, còn có nhiều điều được sửa đổi, bổ sung tạo sự rõ ràng, minh bạch, sát với thực tiễn. Qua đó, góp phần giải quyết được cân bằng và lợi ích giữa các chủ thể, tiếp tục khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ, chú trọng phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cùng với việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó, bảo đảm phát triển tài sản trí tuệ là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới trên địa bàn tỉnh”. Bài, ảnh: ĐANG THƯ |