【thứ hạng của verona】Cảnh giác với thiên tai
Theảnhgicvớthứ hạng của veronao nhận định của ngành chức năng, mùa mưa năm nay, tình hình mưa, bão, lũ, lốc xoáy, sạt lở... sẽ diễn biến bất thường có khả năng ảnh hưởng và tác động mạnh trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc cảnh giác và chủ động ứng phó nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là việc làm cần thiết và phải được thực hiện ngay từ lúc này.
Nhiều điểm sạt lở trên địa bàn tỉnh đã và đang xảy ra nghiêm trọng nên ngành chức năng cần sớm có giải pháp khắc phục và phòng tránh.
Khả năng thiên tai sẽ khốc liệt
Hiện tại, hiện tượng El Nino đã kết thúc và theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn thì có khả năng kể từ tháng 8 tới sẽ xuất hiện hiện tượng La Nina và kéo dài cho đến cuối năm 2016. Nếu La Nina xuất hiện thì hoạt động của nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam. Cụ thể, tại tỉnh Hậu Giang và các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL sẽ có mưa lớn kéo dài nhiều ngày, kết hợp với triều cường gây ngập úng trên diện rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, lượng mưa có khả năng đạt từ 2.000mm trở lên nên không loại trừ khả năng xuất hiện lũ lớn vào tháng 9 tới đây. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là, trong mưa còn xuất hiện giông, lốc xoáy, sét đánh, gió giật mạnh… sẽ làm sập, tốc mái nhà cửa, đổ ngã cây cối và gây nhiều thiệt hại khác.
Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, chia sẻ: “Mặc dù mới là dự báo nhưng hoàn toàn có cơ sở, bởi trong thời gian gần đây, tuy chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhưng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cơn lốc xoáy, gây không ít thiệt hại cho người dân. Đây có thể là những biểu hiện ban đầu để chuẩn bị cho một hiện tượng La Nina sắp diễn ra”.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, chỉ từ ngày 25-5 đến ngày 19-6, do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên thời tiết trên địa bàn tỉnh rất xấu, ngày và đêm có mưa kèm theo giông và lốc xoáy làm sập và tốc mái nhiều căn nhà, đổ ngã lúa Hè thu. Cụ thể, lốc xoáy đã làm sập hoàn toàn 27 căn nhà, tốc mái 53 căn nhà, phân bổ rải rác ở các địa phương (trừ thị xã Ngã Bảy), làm đổ ngã, giảm năng suất gần 3.000ha lúa Hè thu… tổng thiệt hại hơn 22 tỉ đồng.
Vẫn còn bàng hoàng khi nhắc lại cảnh cơn lốc xoáy vào trưa ngày 19-6 đã làm sập hoàn toàn căn nhà, ông Nguyễn Hoàng Minh, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Khoảng 30 năm sinh sống nhưng mới chứng kiến cảnh tượng lốc xoáy dữ dội đến vậy. Điều tệ hại đã đến là cả căn nhà bị sập hoàn toàn và đè lên cả vợ chồng trong lúc xem ti vi, rất may là chỉ bị thương nhẹ. Hiện tôi đang khắc phục lại sự cố để ổn định cuộc sống”.
Bên cạnh việc lo lắng về lốc xoáy, tình hình sạt lở bờ sông cũng đang diễn biến rất phức tạp. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 40 điểm sạt lở (chiếm hơn 75% so với năm 2015), tập trung ở huyện Châu Thành và Châu Thành A, diện tích đất bị mất gần 3.000m2, với tổng chiều dài hơn 735m, ước thiệt hại hơn 1,2 tỉ đồng. Ngoài những điểm đã sạt lở, qua thống kê của ngành chức năng, hiện toàn tỉnh còn hơn 110 điểm có nguy cơ bị sạt lở cao nên cần có giải pháp phòng, chống. Không chỉ gây thiệt hại về vật chất, sạt lở còn tạo tâm lý bất an cho người dân ở những điểm đã và chuẩn bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Văn Hai, ở ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, thông tin: “Từ đầu tháng 5 đến nay, dọc theo tuyến sông Ba Láng này đã xảy ra nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, làm thiệt hại về tài sản và đe dọa đến tính mạng con người, trong đó có điểm trước nhà tôi. Cả một đoạn lộ xi măng dài gần 200m bị sạt lở hoàn toàn xuống sông, làm cho hệ thống giao thông bị tê liệt hoàn toàn. Người dân lo lắng tình trạng có nghiêm trọng hơn không vì đất đã sạt lở đến cặp hàng ba nhà, không khéo cả căn nhà đổ xuống sông, mặc dù đang tích cực cùng chính quyền địa phương khắc phục hậu quả”.
Triển khai nhiều biện pháp ứng phó
Với những gì đã và đang xảy ra, đặc biệt trước tình hình dự báo thiên tai của cơ quan khí tượng thủy văn, các ngành, các cấp đang chuẩn bị nhiều biện pháp để ứng phó trên tinh thần “cảnh giác, chủ động phòng ngừa, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống thiên tai” nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người dân. Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, một trong những địa phương thường có lốc xoáy xảy ra vào mùa mưa, cho hay: Xác định mùa mưa, bão tới đây sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, đồng thời thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, hiện Ban chỉ huy PCTT-TKCN thành phố đã chỉ đạo các địa phương luôn trong tư thế đề cao cảnh giác ứng phó với thiên tai. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về việc chủ động ứng phó với thiên tai, như: chằng chống nhà cửa, giằng mái tôn bằng bao cát; khi có mưa, giông, lốc xoáy phải nhanh chóng đóng kín các cửa để phòng trường hợp gió lùa gây tốc mái. Đồng thời, tổ chức phát quang cây xung quanh nhà, kiểm tra hệ thống dây điện, đảm bảo không gây nguy hiểm cho người và tài sản khi xảy ra thiên tai.Cùng với thành phố Vị Thanh, các địa phương khác trong tỉnh cũng đang chủ động kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN của cấp mình, lên kế hoạch và đưa ra các phương án chi tiết ứng phó theo điều kiện đặc thù cụ thể của từng địa phương. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, cho biết: Kể từ tháng 7 tới, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh có kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai ở các địa phương. Dự kiến, sẽ tổ chức buổi diễn tập về phòng, chống lụt bão theo đường đi của bão, trong đó trọng tâm là các phương án di dời dân khi có bão đi qua. Riêng về sạt lở đất bờ sông, xác định có 4 địa phương thường xuyên xảy ra là: thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, Châu Thành A và Phụng Hiệp. Do đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đang phối hợp với các địa phương sớm tiến hành khắc phục những điểm đã sạt lở, đồng thời rà soát cụ thể các điểm có nguy cơ cao về sạt lở để lên phương án di dời dân ra những vùng an toàn nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản. Một điều hết sức lưu ý là, từ nay đến cuối mùa mưa, lúc nào các địa phương cũng phải trong tư thế sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra…
Gia cố các tuyến đê bao để bảo vệ sản xuất Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh cũng có Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND huyện, thị xã và thành phố khẩn trương chỉ đạo gia cố, tu sửa các tuyến đê bao ngăn lũ cho lúa, mía, vườn cây ăn trái, vùng nuôi trồng thủy sản, quản lý chặt chẽ hệ thống cống, bọng dọc theo các tuyến sông, kênh, rạch, nhất là đối với vùng mía nguyên liệu, vùng nuôi trồng thủy sản và vùng trồng cây ăn trái… Bố trí lịch thời vụ gieo trồng phù hợp đảm bảo thu hoạch trước lũ, khuyến cáo bà con nông dân nơi nào đê bao không đảm bảo chống lũ thì không sản xuất lúa vụ Thu đông. Chỉ đạo khai thông dòng chảy tất cả các tuyến kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3 và nội đồng để tiêu thoát lũ nhanh, bảo vệ dân cư và sản xuất. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho sản xuất vụ lúa Đông xuân 2016-2017 đạt kết quả tốt nhất. H.THU |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
-
Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn NhấtGia Lai: Xử phạt và truy thu bán lẻ xăng dầu hơn 51 triệu đồngHọc viện Tài chính công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024Thể thao trong đoàn viên, thanh niênTrà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/ngườiSốc: Bayern "quyết đấu" Real mà không có trung vệ thực thụ?Tiềm lực tài chính quốc gia ngày càng vững mạnhÔng Nguyễn Thanh Bình bị bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh An GiangTạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình PhướcHướng đi nào cho cầu lông Việt Nam ?
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Cờ vua Việt Nam: Khẳng định vị thế
- ·Phát hiện hàng nghìn khẩu trang kháng khuẩn chưa được kiểm nghiệm
- ·Đại hội điểm thể dục thể thao cấp xã cuối cùng của tỉnh
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Văn hóa nghề kho bạc tiếp tục tỏa sáng trong tiến trình đi tới kho bạc số
- ·Không khí lạnh tiếp tục gây mưa phùn, thủ đô Hà Nội còn 16 độ C
- ·Quảng Nam: Giải phóng mặt bằng vẫn là “điểm nghẽn” làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Bắt khẩn cấp 2 đối tượng trong nhóm cướp tiệm vàng ở Bình Dương
- ·Bộ Tài chính thực hiện Đề án Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
- ·Tuyển VN tự tin trước Myanmar
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Thủ tướng: Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội lấy kinh tế
- ·Khởi tố vụ án liên quan tai nạn khiến 2 người chết trên cao tốc Cam Lộ
- ·Hài hòa các chính sách tài khóa, tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Đoàn VN dự kiến đếnSEA Games 29 với 659 thành viên
- ·Thu nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng qua thanh tra tài chính
- ·Phát hiện hai cháu nhỏ tử vong dưới hồ Lắk
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·VAA đào tạo kiểm toán viên nội bộ cấp độ chuyên sâu cho 36 học viên
- ·TP. Hồ Chí Minh chủ động kiểm soát giá sau tăng lương cơ sở
- ·Bộ Quốc phòng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Thành lập Tổ công tác quản lý thị trường về thương mại điện tử
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·QLTT TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt 5 nhà thuốc găm hàng, tăng giá khẩu trang
- ·Tạm giữ 35 chiếc thẻ đeo chống virus do nước ngoài sản xuất
- ·Bộ Quốc phòng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 10.000 chỉ tiêu
- ·Việt Nam luôn tạo môi trường đầu tư công bằng, minh bạch và nhất quán về chính sách
- ·Vụ án ở trường Gateway: Ba người bị truy tố
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Thành phố Hồ Chí Minh xin đăng cai SEA Games 31