【nagoya – shonan】Tái cơ cấu phải chấp nhận trả giá

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 13:22:57 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:47次

tai co cau phai chap nhan tra gia

Tăng trưởng XK đang dựa nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: H.Anh.

Thành quả tái cơ cấu còn rất hạn chế

Tại Hội thảo triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh,áicơcấuphảichấpnhậntrảgiánagoya – shonan Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2016 Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và vai trò Nhà nước kiến tạo phát triển cũng đã được công bố.

Đánh giá về kinh tế Việt Nam 2016 và triển vọng 2017, Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2016 Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mô hình tăng trưởng và vai trò Nhà nước kiến tạo phát triển tán thành nhận định những mặt tích cực được nêu trong Nghị quyết 23/2016/QH4 ngày 7/11/2016 của Quốc hội, mặt khác, báo cáo nhấn mạnh đến những “khoảng tối” trong bức tranh phát triển kinh tế của Việt Nam như: tăng trưởng kinh tế 2016 đã không đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra và thấp hơn nhiều so với 2015, nợ công đã tới ngưỡng cảnh báo mất an toàn, và báo hiệu những rủi ro vĩ mô ngày càng gia tăng.

Cụ thể, theo GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,21%, lạm phát ở mức 4,74% trong khi lạm phát năm 2015 là 0,63%, nợ công ở mức gần 65%. Bên cạnh một số chỉ tiêu kế hoạch không đạt, cơ cấu ngành chuyển dịch theo xu hướng không tích cực, chủ lực chính của hoạt động trao đổi hàng hóa XNK vẫn là khu vực FDI.

Về triển vọng 2017, Báo cáo đã dự báo hai phương án tăng trưởng với mức 6% và 6,6%. Việc thực hiện các mục tiêu đề ra, Báo cáo cho rằng phụ thuộc nhiều vào ý chí quyết tâm và những tính toán khoa học thực hiện những bước đột phá trong hành động từ phía Nhà nươc, Chính phủ, các địa phương, DN và toàn xã hội.

Về đánh giá thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, hiệu quả tăng trưởng có biểu hiện được cải thiện, tăng trưởng kinh tế vẫn có tác động tích cực đến tiến bộ xã hội, Báo cáo cho rằng những thành quả của tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua vẫn còn rất hạn chế, chưa tạo điều kiện để có một mô hình tăng trưởng tốt.

Cụ thể, những đặc trưng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nếu đứng trên góc độ cấu trúc đầu vào thì vẫn mang nặng màu sắc tăng trưởng dựa vào vốn, nếu xét theo ngành, vẫn mang đậm nét tăng trưởng dựa vào gia công, ngay cả trong nông nghiệp và xét theo kinh tế thì XK tăng trưởng dựa nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó khu vực tư nhân vẫn rất yếu kém, sử dụng nhiều lao động năng suất thấp, khu vực Nhà nước chưa đóng được vai trò dẫn dắt trong khi khu vực tư nhân chưa đủ sức vươn lên.

Tăng cường trách nhiệm giải trình

Báo cáo của Trường Kinh tế quốc dân khẳng định, năm 2016 Việt Nam đã giành được một số kết quả nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và coi xây dựng Nhà nước kiến tạo là tuyên ngôn hành động của Chính phủ.

Tuy nhiên, chặng đường đổi mới còn nhiều vấn đề đặt ra cần tháo gỡ. Việc tiếp tục giải quyết những nhiệm vụ trên còn đòi hỏi phải được biến thành những chương trình cụ thể như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành dịch vụ chất lượng cao… Cùng với đó phải xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các chương trình này một cách khách quan, minh bạch để tăng cường trách nhiệm giải trình. Đây là một công cuộc lâu dài mà thành công của nó phụ thuộc vào sự kiên định và ý chí của cả hệ thống chính trị.

Về vấn đề tái cấu trúc kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020, PGS.TS Lê Du Phong cho rằng cần tập trung cho giai đoạn 2017-2018, trong đó tập trung tái cấu trúc khu vực công nghiệp chế biến chế tạo theo hướng hiện đại. Theo GS.TS Lê Du Phong, năm 2015 công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 13,8% GDP, chúng ta XK hơn 100 tỷ USD nhưng hàng hóa XK có hàm lượng công nghệ thấp chiếm tới 31,7%, chủ yếu là hàng điện tử, da giày, dệt may… Chuyên gia này cho rằng, trong tái cấu trúc nông nghiệp, khu vực kinh tế nền tảng của Việt Nam, nếu chỉ nói tái cấu trúc nông nghiệp chung chung là chưa ổn. Theo ông, cần tổ chức lại nông nghiệp theo 4 hình thức: thay đổi hình thức sản xuất, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh cần chú ý hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân.

“Cần các chính sách hỗ trợ khu vực tư nhân để khu vực này là động lực cho phát triển kinh tế. Hiện nay khu vực tư nhân còn quá nhỏ bé, vì thế phải nâng cao vai trò của khu vực này lên ngang tầm khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực FDI”, chuyên gia này nhận định.

Theo PGS. TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, muốn thực hiện được tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng phải xác định rõ cái giá chúng ta phải trả. Phàm trên đời này không đập bỏ cái cũ thì không xây dựng được cái mới, muốn tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng cần phải chấp nhận trả giá. Cần xác định cái giá nào chúng ta chấp nhận được và trả giá, nếu không chấp nhận trả giá, thì không bao giờ thành công trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接