当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả cúp c2 hôm qua】Phát huy giá trị lịch sử, văn hoá Làng rừng Cà Mau 正文

【kết quả cúp c2 hôm qua】Phát huy giá trị lịch sử, văn hoá Làng rừng Cà Mau

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-24 23:52:02

Báo Cà Mau(CMO) Làng rừng Cà Mau (giai đoạn 1958-1960) được xác định tại nhiều địa điểm rải rác ở các địa phương trong tỉnh Cà Mau, trong đó có những làng rừng được hình thành hoàn chỉnh như: Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh An, Vồ Dơi (huyện U Minh), Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời), Ông Đơn, Tân Tiến, Tân Thuận, Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi), Tân Hưng Tây, Phú Mỹ (huyện Phú Tân), Năm Căn (huyện Năm Căn), Viên An (huyện Ngọc Hiển)… đang được tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.

Những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại vùng bán đảo Cà Mau xuất hiện mô hình chiến tranh Nhân dân hết sức độc đáo, đó là những “Làng rừng” được hình thành ở rất nhiều địa phương.

Chỉ trong vòng khoảng 3 năm, từ đầu năm 1958 đến 1960, từ một vài làng rừng đầu tiên được hình thành để đảm bảo cho hoạt động bí mật, bảo vệ lực lượng cách mạng đã phát triển thành hàng chục làng rừng lớn nhỏ ở các khu vực thuộc rừng U Minh, rừng đước và rừng chồi. Những “Làng rừng” thời kỳ kháng chiến đã đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn cách mạng mang tính đặc thù của tỉnh Cà Mau nói riêng và cách mạng miền Nam nói chung.

Rừng đước Ngọc Hiển là một trong những “Làng rừng” ở Cà Mau trong kháng chiến.

Nguồn gốc lịch sử của “Làng rừng” là từ sau năm 1954, đất nước chia làm 2 miền, Nhân dân ta thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là: Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đồng thời tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Vào tháng 8/1956, “Đề cương cách mạng miền Nam” ra đời đã xác định mục tiêu cách mạng miền Nam là đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ - Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân tộc, độc lập.

Lúc bấy giờ, Tỉnh uỷ có chủ trương xây dựng căn cứ địa ở rừng U Minh để tạo chỗ đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo và bộ đội tập trung; đồng thời để có nơi giữ gìn cán bộ, đảng viên bị lộ, bị địch truy lùng, ẩn tránh. Tỉnh uỷ còn lưu ý vấn đề bảo vệ lực lượng là chuyển vùng hoạt động cho những đồng chí bị lộ để đảm bảo hoạt động hợp pháp, trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh, củng cố chi bộ Đảng, mỗi tổ đảng và đảng viên phải trực tiếp hướng dẫn đấu tranh.

Từ chủ trương của Tỉnh uỷ, Nhân dân ở các địa phương trong tỉnh vô cùng phấn khởi. Để thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù, họ đã bỏ làng quê cũ, nơi chôn nhau cắt rốn, vào rừng lập làng mới để đi theo Đảng làm cách mạng đến cùng. Lúc đầu, chỉ có một số hộ ở vài nơi, dần dần tập trung thành xóm làng ngày càng đông đúc, có làng nhân khẩu lên đến hàng chục ngàn người. Làng được hình thành trong những khu rừng tràm, rừng đước với đầy đủ các yếu tố về đời sống vật chất, đời sống tinh thần.

Mỗi “Làng rừng” được tổ chức chặt chẽ từ việc tổ chức lãnh đạo, chỉ huy đến các chi bộ, đoàn thể quần chúng. Để đảm bảo cho hoạt động và sinh hoạt, các bộ phận phụ trách theo chức năng được hình thành, gọi là: tổ sản xuất phụ trách việc tự túc lương thực, thực phẩm; tổ canh gác đảm bảo về an ninh, trật tự và an toàn cho các đồng chí hoạt động cách mạng và Nhân dân trong làng; tổ công trường phụ trách nghiên cứu và sản xuất vũ khí; tổ y tế chịu trách nhiệm cứu thương, chăm sóc sức khoẻ, kể cả việc hộ sinh; tổ giáo dục lo dạy chữ cho con em trong làng; tổ văn nghệ phụ trách sáng tác và biểu diễn các tiết mục văn hoá văn nghệ...

Dước sự che chở của những cánh rừng tràm, rừng đước bạt ngàn của vùng đất Cà Mau, những “Làng rừng” không ngừng lớn mạnh, tạo thành căn cứ địa vững chắc cho lực lượng cách mạng. Giống như hình ảnh cây đước khi đã bám rễ vào đất thì sẽ hình thành quần thể vô cùng vững chắc, loài cây khác không thể xen vào. Trong bài thơ “30 năm đời ta có Đảng” (1960), Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng. Gió càng lay càng dựng thành đồng. Trăm sông về một biển Đông. Bắc Nam sẽ lại về trong một nhà”, đây chính là những hình ảnh thể hiện sức mạnh vững chắc của những “Làng rừng” Cà Mau thời chống Mỹ.

Có thể nói, từ vai trò hoạt động của các “làng rừng”, lực lượng cách mạng ở các địa phương không ngừng được xây dựng và củng cố. Phong trào cách mạng lớn mạnh và phát triển rộng khắp, kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị, võ trang và binh vận, đập tan các tổ chức phản động của địch ở nông thôn, tiến hành diệt ác phá kềm, bao vây tiêu diệt đồn bót địch... Tính đến cuối năm 1960, toàn tỉnh đã tiêu diệt 62 đồn bót, thu trên 3.000 khẩu súng, giải phóng cơ bản hầu hết các xã trong tỉnh.

Làng rừng Cà Mau là hình thái đặc thù, độc đáo của chiến tranh Nhân dân ở vùng đất Cà Mau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Lê Duẩn khi về thăm tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau, Bạc Liêu) năm 1978, nhấn mạnh: “… Khi địch lôi máy chém đi khắp miền Nam đưa sự tàn bạo phát xít đến cùng cực, ở Minh Hải có hàng vạn thanh niên vào rừng U Minh. Một không khí cách mạng bùng lên: chính thực tế đó của Minh Hải giúp cho Trung ương thấy cần phải có thể phát động quần chúng vùng dậy đấu tranh”[1].

Từ năm 1960, những “Làng rừng” ở Cà Mau đã kết thúc vai trò lịch sử của mình một cách vẻ vang, nhưng dấu ấn về “Làng rừng” vẫn còn sâu đậm trong ký ức nhiều thế hệ người dân Cà Mau và các chiến sĩ cách mạng đã hoạt động ở vùng đất cuối cùng của đất nước vào thời kỳ này. Những giá trị về lịch sử, văn hoá của Làng rừng Cà Mau cần được bảo tồn và phát huy để giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sauu

Huỳnh Thăng

(Bài viết có sử dụng tư liệu: “Kỷ yếu Hội thảo Khoa học lịch sử Làng rừng (1993)”).
[1] Ban Chủ nhiệm Hội thảo Khoa học lịch sử Làng rừng (1993), Làng rừng Minh Hải (1958-1960), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải xuất bản​​​​​​​)

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín