Khi những cánh hoa đào trong phòng khách của nhiều gia đình còn chưa xòe hết cánh,ơisinhtửtrecircnnhữngconthuyềunion berlin – augsburg những con tàu neo đậu trên bến Sa Tô, phường Cao Xanh, TP.Hạ Long, Quảng Ninh đã vươn ra khơi.
Chúng tôi đến thăm xóm chài tuổi đời cả trăm năm nay, nằm dưới cầu Bãi Cháy, giữa những khu biệt thự ven biển đắt bậc nhất TP.Hạ Long, nơi có nhiều người sinh ra và nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ trên một con thuyền những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ.
|
Thuyền là nhà
4 giờ sáng, Sa Tô thức dậy trong bình bịch tiếng máy nổ. Con thuyền chúng tôi qua đêm là căn nhà của hai vợ chồng, vợ 20 tuổi, chồng 27, có một con trai 4 tuổi ở cùng ông bà nội ở thị xã Quảng Yên, ưu tiên em gái mới 5 tháng ở cùng bố mẹ. Thuyền nhổ neo, vượt qua gầm cầu Bãi Cháy khi sương còn dày đặc, gió thổi vun vút.
Dừng lại giữa biển, 5 con thuyền dùng dây thừng neo vào nhau. Chủ chiếc thuyền, anh Doanh bảo tôi có thể ngủ thêm một lát, 5 giờ mới bắt đầu thả lưới. Sao nhấp nháy những đốm cuối cùng. Mùi dầu máy loang nhẹ trong gió mặn.
Chị Thuần thả lưới rồi gõ nhè nhẹ bằng thanh tre lên mạn thuyền.
Anh Doanh ngồi bên thuyền, kéo lưới từ lá cờ đánh dấu đầu tiên. Lưới không dày cá lắm, có khi cả bàn sọc chỉ được 3 con cá úc và mấy con cá mòi mỏng dính.
|
Chị Thuần đã đặt sẵn xô, chậu, seo (dụng cụ gỡ lưới) ngồi cạnh chồng. Tôm, mực để riêng. Số cá ót, cá mòi, cá nhưng... cho chung một xô lớn.
Có tiếng khóc oe oe trong khoang, chị Thuần một tay đưa võng, một tay vẫn chỉnh lái chiếc thuyền theo hướng anh Doanh bảo. Bé gái cựa mình thêm một vài cái rồi ngủ khì, theo nhịp rung rinh của máy nổ.
8 giờ sáng, trời thấp thoáng ánh mặt trời. Ngày đầu năm mới nên chỉ đi làm lấy ngày, 2 xô cá thu được anh Doanh gọi điện cho một nhà hàng quen rồi thu dọn ngư cụ, chuẩn bị làm cơm ăn sáng cũng là bữa trưa cho cả nhà.
Mong con gái không phải lấy "chồng ngoại"
Trong tổng số hơn 200 thuyền neo ở bến Sa Tô, chỉ có khoảng 1/4 trong số này có nhà trên bờ, tập trung ở tổ 15, khu 7 phường Cao Xanh. Còn lại, cả đời ngư dân gắn bó với thuyền nan.
|
Mỗi cân cá bán buôn là 80.000 đồng, không cần phân loại. Một ngày, trung bình mỗi thuyền được ngót 1 triệu tiền cá. Nhưng ngày đẹp trời bù ngày biển động, số tiền dân chài có được cũng chả là bao. Thuyền anh chị Doanh ít người nhất xóm với 3 miệng ăn.
Ở đây, tối thiểu một nhà có 4 mặt con. Kế bên anh Doanh, nhà chị Hoài, 35 tuổi đã lên chức bà ngoại 1 năm nay, cháu ngoại và con gái út chỉ chênh nhau vài tháng.
Trẻ con phổ cập tiểu học đã là rất khó. Con gái, con trai 16, 17 rục rịch lập gia đình. Có nhà con gái 13 tuổi đã sinh con đầu lòng.
Những ngày đầu năm, xóm Sa Tô vắng tênh, nhiều người lên bờ hoặc về quê ăn Tết chưa ra.
Người thuyền chài có những phong tục ăn Tết khá khác so với người dân trên bờ. Người dân thường không sắm sửa đào, quất cho năm mới, bánh chưng thì nhờ những người trên bờ luộc giùm.
Người dân không có phong tục cúng ông Công ông Táo nhưng vẫn làm lễ đêm giao thừa và giữ nguyên truyền thống người thuyền này đến chúc Tết người thuyền khác trong 3 ngày Tết.
Đêm đầu năm, nhưng mới có 10 giờ đêm, bến cá đã lặng như tờ. Chị Thuần nói với chúng tôi ước mơ năm mới: “Giá mà có tiền, xây một cái nhà trên đất liền, không lo gió bão, các con được đến trường, con gái không phải lấy chồng ngoại để mong đổi đời từ năm 17 tuổi...”
Ông Đoàn Văn Thực, phó chủ tịch UBND phường Cao Xanh cho biết cuộc sống lênh đênh trên biển khó khăn, nhiều gia đình xóm chài Sa Tô cho con gái lấy chồng Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Con số này giảm những năm gần đây, hiện có khoảng 8-10 đám cưới ngoại quốc 1 năm. Phường vận động bà con cho trẻ đến trường, nhưng sau khi biết chữ ở lớp học xóa mù miễn phí, nhiều cháu chỉ học một vài năm trên đất liền là bỏ. Tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, cấm tảo hôn cũng về từng nhà, nhưng “phép vua thua lệ làng”, chuyện ông bà nội, ngoại tuổi 30 hay hơn 1 mét vuông thuyền mà gia đình bố mẹ, gia đình con cùng chung sống là chuyện bình thường ở Sa Tô. |
Nguồn TNO