Cục trưởng Nguyễn Thị Kim Yên. Ảnh: T.Hằng Thưa bà,ệuquảtừđốcnợbằngtinnhắlịch bóng đá hnay việc sáng kiến về ứng dụng công nghệ thông tin (nhắn tin SMS, Email) trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế và đôn đốc nợ thuế đã hỗ trợ công tác quản lý thuế trên địa bàn như thế nào? Việc tuyên truyền chính sách thuế mới, thông báo nợ thuế qua tin nhắn SMS và thư điện tử của Cục giúp người nộp thuế nắm bắt kịp thời các văn bản, chính sách thuế mới, sửa đổi, bổ sung từ đó giúp cho người nộp thuế kê khai thuế được chính xác, đúng biểu mẫu theo quy định. Đặc biệt, trong những năm vừa qua do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN trên địa bàn tỉnh Lào Cai, dẫn tới tình trạng nợ thuế kéo dài. Do vậy, bên cạnh các biện pháp thu hồi thuế nợ đọng vào NSNN, Cục Thuế đã sử dụng kênh nhắn tin thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đến tất cả các DN còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp... Thông qua kênh này, Giám đốc hoặc kế toán DN sẽ biết được số tiền nợ thuế của đơn vị thay vì chỉ biết giao dịch như trước, các DN có thái độ hợp tác với ngành Thuế như đã chấp nhận đối chiếu thuế, xin được áp dụng hình thức nộp dần... Kết quả, đến nay, tỷ lệ nợ xấu, nợ của DN phá sản trên địa bàn đã giảm lớn. Hiện trong tổng số nợ thuế xấp xỉ 300 tỷ đồng tập trung phần lớn là các khoản nợ luân chuyển. Gọi điện, nhắn tin thúc giục DN liệu có hiệu quả bằng việc sử dụng các biện pháp mạnh như: Cưỡng chế, phong toả tài khoản... không, thưa bà? Phương châm của cơ quan Thuế Lào Cai là động viên và chia sẻ để làm sao DN chủ động nộp vào NSNN. Đồng thời, phối hợp với các ngành, các cấp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh cho các DN. Tuy nhiên, với trường hợp cố tình trây ỳ thì phải thực hiện biện pháp mạnh như: Yêu cầu DN nợ đọng thuế cung cấp thông tin về các tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại, cung cấp tình hình sử dụng hoá đơn. Cơ quan Thuế phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tài khoản hiện có của DN nợ thuế để làm cơ sở thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Trong năm 2014, Cục Thuế Lào Cai thực hiện cưỡng chế hơn 30 DN, thu về NSNN gần 20 tỷ đồng; Thực hiện việc đối chiếu với bên thứ ba để kiểm soát nợ thuế nhất là các DN hoạt động lĩnh vực thuỷ điện... Nhưng để phong toả tài khoản DN là không dễ vì DN mở nhiều tài khoản ở ngân hàng nên cơ quan Thuế phải phối hợp với hệ thống ngân hàng ở các tỉnh, thành phố để siết nợ. Mặt khác, có tình trạng DN nợ thuế rồi bỏ trốn hoặc chuyển sang địa bàn khác lập DN mới một phần do xuất phát từ kẽ hở trong việc thành lập DN quá dễ dàng nhưng quản lý còn lỏng lẻo; trong khi đó, lại chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý khi DN vi phạm, từ đó gây khó khăn cho cơ quan Thuế. Kế hoạch để giảm thiểu nợ đọng thuế trong năm tới của Cục Thuế Lào Cai là gì, thưa bà? Chúng tôi xác định mục đích của việc tăng cường thu hồi nợ đọng thuế ngoài chuyện tăng thu ngân sách còn đảm bảo công bằng với các DN làm ăn nghiêm túc, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ. Cục Thuế Lào Cai tiếp tục thực hiện kế hoạch giao chỉ tiêu giảm nợ cụ thể đến từng đơn vị trực thuộc và chi tiết lộ trình chỉ tiêu giảm nợ trong từng tháng. Gắn trách nhiệm của cá nhân đứng đầu các đơn vị trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm nợ. Theo đó, chỉ tiêu giảm nợ thuế tối thiểu được giao là cơ sở để đánh giá năng lực tổ chức lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu. Trường hợp không hoàn thành chỉ tiêu giảm nợ phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm... Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, việc thu hồi nợ đọng thuế đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt không chỉ của cơ quan Thuế mà phải có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan. Do vậy, để hoàn thành chỉ tiêu giảm nợ đến mức thấp nhất đối với các DN, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của cơ quan Kho bạc, Ngân hàng, Công an. Xin cảm ơn bà! |